Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Nông: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia

Anh Đức - 09:22, 07/05/2024

Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách. Trên cơ sở đó, tỉnh đã quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương, góp phần cùng nguồn vốn trung ương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Từ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ dân ở xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) có điều kiện phát triển sinh kế bền vững ngay tại địa phương
Từ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ dân ở xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) có điều kiện phát triển sinh kế bền vững ngay tại địa phương

Đắk Nông là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây nguyên, có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, gần 213.000 người là đồng bào DTTS, chiếm 31% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Hiện nay, toàn tỉnh Đắc Nông đang quản lý và triển khai cho vay 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tỉnh và thành phố, huyện, thành phố đã giải ngân cho 6.845 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; thu hút tạo việc làm ổn định cho 874 lao động; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 132 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40 đã đi vào cuộc sống, tác động rất tích cực đến hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã xác định được trách nhiệm và vai trò của mình đối với tín dụng chính sách xã hội nên đã chú trọng, quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Ông Nguyễn Minh Hướng, Giám đốc NHCSXH tỉnh Đắk Nông cho biết: Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và 03 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, tín dụng chính sách đã được triển khai đến 100% các xã, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bình quân hàng năm tăng trưởng tín dụng đạt từ 10% trở lên. Đến 30/4/2024 tổng dư nợ đạt trên 4.500 tỷ đồng, tăng 2.960 tỷ đồng so với năm 2014, với gần 73 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay đạt 12.036 tỷ đồng, với hơn 444.749 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đạt 3.978 tỷ đồng (chiếm 33,05% tổng doanh số cho vay), với 131.587 hộ vay vốn.

Được vay vốn NHCSXH, gia đình chị Vương Thị Diêm, dân tộc Nùng ở thôn 6, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song có điều kiện xây được căn nhà ở kiên cố
Được vay vốn NHCSXH, gia đình chị Vương Thị Diêm, dân tộc Nùng ở thôn 6, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song có điều kiện xây được căn nhà ở kiên cố

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trong đó đã tập trung ưu tiên cho khu vực vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hàng năm tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 2 - 4%. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn mang lại hiệu quả, có sự tác động rất lớn và tích cực từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội. 

Mặc dù kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng hàng năm, các cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội. UBND tỉnh và UBND của 8 huyện, thành phố hằng năm đã ưu tiên dành một phần ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến 30/4/2024 đạt: 355 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,2% nguồn vốn, tăng 305 tỷ đồng (gấp 6,1 lần) so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW (trong đó: ngân sách tỉnh tăng 166 tỷ đồng, ngân sách các huyện, thành phố tăng 139 tỷ đồng).

Nhiều hộ dân ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã thoát nghèo sau khi được vay vốn chính sách để phát triển chăn nuôi, trồng trọt
Nhiều hộ dân ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã thoát nghèo sau khi được vay vốn chính sách để phát triển chăn nuôi, trồng trọt

Có thể khẳng định, tín dụng chính sách do NHCSXH đã đáp ứng khá toàn diện các nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, tín dụng chính sách đã phát huy vai trò, hiệu quả, trở thành một trong những chính sách quan trọng để thực hiện các mục tiêu trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.