Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Nông: Đưa thương hiệu bơ Việt Nam vươn ra thế giới

PV - 14:24, 31/07/2018

Từ loại cây ăn quả phụ trồng với mục đích che bóng, tạo tán, chắn gió, những năm gần đây, bơ đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều nông dân Đăk Nông. Nhận thấy địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển bơ, UBND tỉnh Đăk Nông đã chú trọng phát triển cây bơ, hướng đến xuất khẩu, đưa thương hiệu qua Việt Nam vươn ra thế giới.

Đăk Nông Hội thi trái bơ ngon.

Lợi nhuận cao

Giữa mùa bơ tháng 7, chạy xe trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đăk Nông, hàng trăm quầy sạp

bán bơ các loại dọc hai bên đường khiến nhiều du khách từ các tỉnh xa không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của những trái bơ to, đẹp và lời tư vấn giới thiệu từng loại bơ của người bán, bởi hầu hết những chủ quầy bơ cũng chính là chủ vườn nên hiểu rất rõ về loại trái cây này.

Cây bơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho hàng nghìn nông dân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Nhờ trồng xen canh cây bơ trong vườn cà phê mà nhiều năm nay, gia đình ông Huỳnh Văn Tư, Tổ dân phố 15, thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil đã có thu nhập ổn định từ 250-300 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cao, cây bơ còn có tác dụng tạo bóng mát, chắn gió giúp cho vườn cà phê, tiêu của gia đình ông cho năng suất cao và ổn định.

Tỉnh Đăk Nông hiện có gần 2.600ha, trồng chuyên canh hơn 700ha, trồng xen canh gần 1.900ha và năng suất bình quân từ 10-15 tấn/ha, chiếm khoảng 20% tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung nhiều ở các huyện: Đăk Mil, Đăk R’lấp, Đăk Song, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa. Những năm qua, không ít nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng bơ và thu về tiền tỷ từ bơ.

Điển hình như trang trại cây công nghiệp 20ha của gia đình anh Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân, xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa được trồng xen nhiều loại cây ăn quả, trong đó có 1.000 cây bơ 034. Hiện, 200 cây đang trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm cho thu nhập gần 2 tỷ đồng. Đây là một trong những giống bơ sáp đầu dòng, có nguồn gốc từ tỉnh Lâm Đồng đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung bình mỗi cây bơ 034 trong giai đoạn kinh doanh đạt hơn 1 tạ quả, với giá bán tại vườn dao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, mỗi cây bơ cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Hướng đến tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu

Mặc dù bơ mang lại giá trị lớn, nhưng chủ yếu bà con trồng tự phát, quy mô nhỏ, hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất chưa đảm bảo, đầu ra không ổn định… Để phát huy tiềm năng, lợi thế của cây bơ, giữa tháng 3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông-Nguyễn Bốn đã có chuyến thăm New Zealand và ký kết Thỏa thuận hợp tác phát triển quả bơ tỉnh Đăk Nông với Cơ quan hợp tác Chính phủ New Zealand, Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm, Công ty cổ phần SAM nông nghiệp công nghệ cao.

Tại Hội thảo “Phát triển bơ bền vững” tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) ngày 20/7/2018, ông Vũ Tuấn Hoàng, đại diện SAM Agritech cho biết: Thị trường bơ rất lớn và tăng trưởng qua từng năm. Năm 2017, giá trị thị trường bơ thế giới là 13 tỷ USD, dự báo năm 2027 đạt 23 tỷ USD. Công ty SAM Agritech đã thực hiện khảo nghiệm thực tế cây bơ phát triển cây bơ rất tốt ở Đăk Nông. Vì vậy, phía SAM Agritech đã xây dựng chuỗi giá trị, mở đầu bằng nhà máy chế biến dầu bơ, hợp tác với Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand giúp nông dân từ việc cung ứng giống tốt, đến quy trình canh tác, chứng nhận cây trồng, đào tạo hướng dẫn và bao tiêu sản phẩm mang lại giá trị tối đa cho sản phẩm.

Theo quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Đăk Nông sẽ mở rộng diện tích bơ khoảng 5.200ha, trong đó chuyên canh 1.200ha và xen canh 4.000ha. Để thúc đẩy và nâng cao giá trị hàng hóa cây bơ, những năm qua, tỉnh Đăk Nông đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhất là hướng đến sản xuất bơ bền vững. Đến giữa năm 2018, toàn tỉnh Đăk Nông có khoảng 160,6ha bơ được cấp chứng nhận VietGAP.

Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông cho biết: cây bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 các loại cây lâu năm khác, năng suất bình quân đạt 10-15 tấn/ha. Với giá bơ ổn định như nhiều năm qua, mỗi ha sẽ cho thu hoạch từ 300-500 triệu đồng/năm.

Trước thực tế, chất lượng quả bơ trên địa bàn tỉnh chưa cao, do nông dân trồng tự phát, từ tháng 6/2017, Sở đã làm việc với 66 hộ hiện có 700ha bơ chuyên canh hướng đến tiêu chuẩn VietGAP, GlobaiGAP để xuất khẩu. Sở phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu giống bơ mới, phục hồi bơ bản địa, xây dựng chính sách khuyến khích nông dân phát triển loại cây ăn quả này. Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch, chế biến tinh dầu, cơm bơ và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.