Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Xét xử 2 đối tượng giả sổ đỏ lừa đảo hơn 5,8 tỷ đồng

Phan Trọng - 16:16, 10/01/2022

Vi đã thuê Đoàn làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đi lừa đảo. Cả hai thỏa thuận, mỗi sổ đỏ giả Vi sẽ trả từ 17 - 18 triệu đồng cho Đoàn.

Hai đối tượng Nguyễn Thị Bích Vi và Lê Văn Đoàn tại phiên tòa sơ thẩm
Hai đối tượng Nguyễn Thị Bích Vi và Lê Văn Đoàn tại phiên tòa sơ thẩm

Ngày 10/1/2022, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bích Vi (33 tuổi), trú tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và Lê Văn Đoàn (35 tuổi), trú tại tỉnh Hải Dương về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Theo cáo trạng, do kinh doanh bất động sản bị thua lỗ và nợ nhiều người, nên từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2020, Vi đã thuê Đoàn làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đi lừa đảo. Cả hai thỏa thuận, mỗi sổ đỏ giả Vi sẽ trả từ 17 - 18 triệu đồng cho Đoàn.

Sau khi có được các sổ đỏ giả, với nhiều thủ đoạn khác nhau, Vi đã mang đi lừa đảo. Tổng cộng các đối tượng đã làm 17 sổ đỏ giả lừa đảo, chiếm đoạt của 12 bị hại với tổng số tiền hơn 5,8 tỷ đồng. Vi đã trả cho Đoàn là 286 triệu đồng.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thị Bích Vi 22 năm 6 tháng tù về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Lê Văn Đoàn bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.