Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đắk Lắk: Triển khai hiệu quả nguồn tài trợ bảo tồn phát huy văn hóa cồng chiêng

Lê Hường - 15:32, 13/12/2022

Ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk thông tin: Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ đã đạt những kết quả bước đầu.

Cấp trang phục truyền thống theo kế hoạch của Dự án
Cấp trang phục truyền thống theo kế hoạch của Dự án

Theo đó, năm 2022 Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) đã tài trợ 25.042 USD để thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Dự án được thực hiện từ tháng 4 đến hết tháng 12/2022, tại 4 huyện, gồm: Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.

Mục tiêu của Dự án là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa cồng chiêng cồng chiêng nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; đồng thời tạo động lực phát triển đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tại chỗ.

Phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Mnông tại buôn Jiê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk từ kinh nguồn kinh phí tài trợ của Dự án
Phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Mnông tại buôn Jiê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk từ kinh nguồn kinh phí tài trợ của Dự án

Từ nguồn kinh phí của Dự án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động như mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, cấp chiêng và trang phục truyền thống, phục dựng nghi lễ truyền thống, sưu tầm một số bài chiêng trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống để tư liệu hóa làm cơ sở bảo tồn và truyền dạy cồng chiêng…

Theo số liệu thống kê, đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã mở 2 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng với 40 học viên; cấp 2 bộ chiêng gồm Chiêng Ê Đê Bih (chiêng Jhô) và bộ Chiêng Mnông, 60 bộ trang phục truyền thống; phụ dựng 1 nghi lễ truyền thống là lễ kết nghĩa anh em của người Mnông tại buôn Jiê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk.

Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana từ nguồn tài trợ của Dự án
Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana từ nguồn tài trợ của Dự án

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thực hiện sưu tầm và quay tư liệu các bài chiêng truyền thống của người Ê Đê và người Mnông. Theo đó, Sở đã lập bảng hỏi và tổ chức khảo sát, điền dã tại 4 huyện: Cư M’Gar, Krông Ana, Buôn Đôn và Lắk của tỉnh Đắk Lắk; tiến hành phỏng vấn, khảo sát lấy thông tin 500 phiếu khảo sát; tổng hợp kết quả và chọn ra được 7 bài chiêng truyền thống, tiến hành ghi hình tư liệu và hiện nay đang biên tập, dàn dàn dựng tư liệu các bài chiêng truyền thống để lưu giữ nhằm bảo tồn và phát huy trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.