Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đăk Lăk: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chưa có hồi kết

Phúc An - 16:52, 12/12/2020

Tình trạng tảo hôn, sinh đông con ở các thôn, buôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra nhiều năm nay, và vẫn chưa có hồi kết. Bởi người dân vẫn chưa thay đổi được quan niệm lạc hậu, sợ ế và tử tưởng “trời sinh voi, trời sinh cỏ”.

Chị Nông Thị Lý lấy chồng từ năm 15 tuổi
Chị Nông Thị Lý lấy chồng từ năm 15 tuổi

Lấy chồng từ thuở 13

Nạn tảo hôn và sinh đông con đã diễn ra tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp (Đăk Lăk) hơn 20 năm đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi năm xã này vẫn con khoảng chục cặp vợ chồng lấy nhau dưới độ quy định của pháp luật. 

Đáng lo ngại, ở đây vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn khi mới 13 - 14 tuổi. Điển hình em Nông Thị Nhất (SN 2002) ở thôn 6. Em bỏ học để lấy chồng từ năm 2016, đến nay đã con bồng con bế. 

Cũng lấy chồng sớm, 16 tuổi chị Nông Thị Lý ở thôn 1, xã Cư Kbang đã sinh con đầu lòng. Chị Lý giãi bày: "Theo quan niệm của ông bà, tổ tiên để lại thì, mỗi gia đình phải có ít nhất 2 trai, tôi sinh 3 lần nhưng vẫn chưa đủ con trai nên sẽ còn sinh tiếp".

Chị Hoàng Thị Châm, cán bộ dân số xã Cư Kbang cho biết: toàn xã có 98% dân số là người DTTS, hầu hết trẻ đều bỏ học khi mới học hết cấp 2. Do đó, mặc dù cán bộ các đoàn thể cùng với 17 cộng tác viên dân số ở các thôn liên tục tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhưng người dân chỉ nghe mà không thực hiện. 

Theo quan niệm của ông bà, tổ tiên để lại thì mỗi gia đình phải có ít nhất 2 trai, tôi sinh 3 lần nhưng vẫn chưa đủ con trai nên sẽ còn sinh tiếp.

Chị Nông Thị Lý, người dân thôn 1, xã Cư Kbang

Tương tự, tình trạng tảo hôn đã diễn ra ở một số xã thuộc huyện M’Đrăk suốt nhiều năm nay và chưa có hồi kết. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn huyện M’Đrăk có 11 trường hợp tảo hôn, có 82 trẻ được sinh ra là con thứ ba trở lên.

Như Thôn 4, xã Ea M'đoal hiện có 124 hộ, với 778 khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Mông; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của thôn hiện chiếm khoảng 80%. Hầu hết hộ nghèo đều rơi vào những gia đình đông con, những cặp vợ chồng tảo hôn. 

Lấy chồng từ thuở 13, đến nay mới ngoài 30 tuổi nhưng chị Giàng Thị Sáo có đến 8 người con, và đã lên chức bà ngoại. Chị Sáo chia sẻ: Vợ chồng mình không tổ chức cưới xin gì mà dọn về sống với nhau, ruộng nương ít chồng đi làm thuê nuôi cả gia đình. Phong tục của người Mông là thế, 14 - 15 tuổi chưa lấy chồng thì coi như ế rồi.

Tảo hôn và sinh con đông là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng đói nghèo diễn ra “bền vững” tại địa phương nhiều năm nay, khiến cho tỉ lệ hộ nghèo trên toàn xã chiếm hơn một nửa. Nạn tảo hôn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người mẹ sinh con khi chưa phát triển toàn diện về thể chất, tâm sinh lý. Trẻ sinh ra từ nạn tảo hôn thường bị suy dinh dưỡng, còi cọc, hay đau ốm.

Anh em họ hàng kết duyên chồng vợ

Không những tảo hôn, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk còn phổ biến tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Hậu quả từ việc kết hôn này để lại rất nặng nề, song nhận thức người dân vẫn hạn chế.

Tảo hôn, đông con vẫn phổ biến ở các buôn làng vùng sâu
Tảo hôn, đông con vẫn phổ biến ở các buôn làng vùng sâu

Chưa đủ tuổi kết hôn, vợ chồng H’Khuyết ở buôn A Yun, xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar quyết đến với nhau, mặc cho gia đình và chính quyền địa phương ngăn cản. Điều đáng nói là, người chồng của H’Khuyết lại chính là cháu ruột của bố, tức là anh em đời thứ 2. Sau hơn 1 năm H’Khuyết sinh con đầu lòng, may mắn bé lành lặn và phát triển bình thường.

Đứa con đầu may mắn vậy, nhưng không ai dám chắc chắn rằng, những đứa con sau của vợ chồng H’Khuyết có được như vậy hay không. Bởi khoa học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ cao sinh ra những đứa trẻ què quặt, bệnh tật, đau ốm và khả năng phát triển trí tuệ rất thấp.

Theo báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số” (giai đoạn 2015-2020) của Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk thì,  trong những năm qua, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn đang diễn ra phổ biến trong vùng đồng bào trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Năm 2019, tỉ lệ tảo hôn ở Đăk Lăk vẫn còn khoảng 28,98%, tập trung tại các huyện như: Ea Súp, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Bông, M’Drắk, Krông Pắc, Lắk, Cư M’gar.... 

Trong đó, các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao là: Êđê, M’nông, Mông, Tày, Nùng, Dao, Gia Rai... Ở các xã vùng III; thôn, buôn đặc biệt khó khăn có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với những khu vực khác.

Cũng theo báo cáo, mặc dù chính quyền quan tâm, các ngành vào cuộc để đẩy lùi tình trạng hôn nhân cận huyết thống, và cũng đã có chiều hướng giảm so với những năm trước, song toàn tỉnh còn tồn tại 1.815 người có hôn nhân cận huyết thống, chủ yếu là dân tộc như Êđê (897 người), Gia Rai (294), Mông (158), M’nông (128)...Trong đó, phổ biến là kết hôn giữa con cô với con cậu, con dì; con chú với con bác...

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận