Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Ra mắt Câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Thái

Lê Hường - 06:11, 29/12/2023

Chiều 28/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin Tp. Buôn Ma Thuột và UBND xã Hòa Phú tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Thái và Tổng kết Lớp hướng dẫn truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc Thái, xã Hòa Phú.

Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại phát biểu tại lễ ra mắt
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại phát biểu tại lễ ra mắt

Xã Hòa Phú có 12 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 29,7% dân số toàn xã với văn hóa đa dạng, phong phú. Những năm qua, Đảng bộ và Chính quyền xã luôn quan tâm công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn xã, nhất là ở các thôn, buôn DTTS. Từ đó góp phần duy trì, giữ gìn bản sắc văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trên địa xã.

Tiết mục văn nghệ của thành viên CLB
Tiết mục văn nghệ của thành viên CLB

Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa dân gian dân tộc Thái xã Hòa Phú có 28 thành viên đến từ 4 thôn gồm thôn 1, 4, 9, 10 trên địa bàn xã. Việc vận động thành lập CLB văn hóa dân gian của dân tộc Thái, tại xã Hóa Phú nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Thái, trong đó có nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2021. Bên cạnh đó, CLB còn bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, các nghi lễ, lễ hội truyền thống và tạo ra sân chơi lành mạnh, nơi sinh hoạt cho cộng đồng các dân tộc Thái.

Trước đó, ngày 15/12, các nghệ nhân và Ban Chủ nhiệm CLB đã tổ chức khai giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy về văn hóa dân gian dân tộc Thái. Lớp học có 17 học viên là thành viên CLB có niềm đam mê và sở thích bảo tồn văn hóa dân gian truyền thống. Sau 10 buổi học, các học viên đã thực hiện thành thạo một số điệu múa, xòe truyền thống.

Ban chủ nhiệm CLB ra mắt tại buổi lễ
Ban Chủ nhiệm CLB ra mắt tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết: Việc triển khai xây dựng các CLB văn hóa dân gian là một trong các tiêu chí nhằm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. 

Với nguồn kinh phí được cấp và căn cứ theo đề xuất của CLB, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất sẽ mua sắm và cấp cho CLB một số cơ sở vật chất trang phục, đàn tính, đàn nhị, sáo trúc, trống, chiêng để CLB tổ chức hoạt động. Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn hỗ trợ một phần kinh phí cho CLB và các thành viên để tập luyện tạo nền móng cho CLB tiếp tục duy trì và tổ chức các hoạt động.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng thành viên CLB
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng thành viên CLB

“Với những hỗ trợ ban đầu, tôi mong rằng thời gian tới CLB sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”, ông Đại nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.