Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Giáo dục dân tộc

Đắk Lắk phấn đấu năm 2025 đủ giáo viên giảng dạy tiếng Ê Đê cấp tiểu học

Bá Thăng - 15:00, 27/05/2022

Đó là một trong những nội dung trong Kế hoạch số 115/KH/UBND ngày 25/5/2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành.

Học sinh học tiếng Ê Đê. (Ảnh ITN)
Học sinh học tiếng Ê Đê. (Ảnh ITN)

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025 sẽ bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Ê Đê cấp tiểu học (theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS); 40% giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Ê Đê; 80% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Ê Đê và Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng DTTS.

Đến năm 2030, bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Ê Đê và tiếng Mnông cấp tiểu học và trung học cơ sở; bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Ê Đê và tiếng Mnông cấp trung học cơ sở (theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS); 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Ê Đê và tiếng Mnông; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Ê Đê và tiếng Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Đây là kế hoạch nhằm tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ để đạt mục tiêu được giao tại Quyết định 142/QĐ-TTg về “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng DTTS trong chương trình giáo dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.