Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đăk Lăk: Nỗ lực chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS

Minh Phương - 10:15, 10/12/2023

Thực hiện tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025, thời gian qua tỉnh Đăk Lăk đã và đang nỗ lực cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN.

Hội nghị tuyên truyền tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ea R’bin và xã Krông Nô (Đăk Lăk).
Hội nghị tuyên truyền tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ea R’bin và xã Krông Nô (Đăk Lăk).

Đăk Lăk có 49 thành phần dân tộc chiếm 35,7% dân số, cư trú ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trong những năm qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống diễn ra phổ biến trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Về tảo hôn, toàn tỉnh có 1.753 cặp, tập trung tại các huyện như: Ea Súp, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Bông, M’Drắk, Lắk, Cư M’gar… Các DTTS có tỷ lệ tảo hôn cao là: Êđê, M’nông và người Mông ở các xã vùng III.

Thực hiện tiểu Dự án 9.2 thuộc Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, với mục tiêu chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù; 

Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi vào năm 2025; giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao; đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, thời gian qua thực hiện tiểu Dự án 9.2 thuộc Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn 2022 - 2023 tỉnh Đăk Lăk đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

Về công tác truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã biên soạn 25 tài liệu tập huấn; biên soạn và cung cấp hơn 39.953 tài liệu hỏi đáp, tờ rơi, tờ gấp; lắp đặt 59 pano, áp phích, băng rôn tuyên truyền kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, sức khoẻ sinh sản... Tổ chức 82 hội nghị tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, với 11.121 người tham gia. Tổ chức 07 hội thi tìm hiểu về pháp luật hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, với 756 lượt người tham gia. 

Về bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã tổ chức 01 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho 265 người là đội ngũ công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương; 05 Hội nghị bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tuyên truyền cho 900 người là đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, người có uy tín, trưởng thôn, cán bộ mặt trận Tổ quốc, đoàn thể thôn, buôn vùng đồng bào DTTS. 

Thời gian qua tỉnh Đăk Lăk đã và đang nỗ lực cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN
Thời gian qua tỉnh Đăk Lăk đã và đang nỗ lực cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN

Về công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Về duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao Triển khai 06 mô hình nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 06 xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi của các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Năng, Ea Kar, Krông Bông, Lắk.

Thời gian tới, tỉnh sẽ phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo với nâng cao trình độ dân trí cho người dân để đảm bảo từng bước hạn chế, tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vì một dân tộc phát triển bền vững. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận