Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Mưa lớn kéo dài, hàng nghìn héc ta cây trồng bị ngập lụt

Lê Hường - 17:08, 31/07/2023

Chiều 31/7, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão số 1 và bão số 2, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa đến mưa to, đến rất to gây ngập lụt ở nhiều địa phương.

Nhiều diện tích cây trồng bị ngập (Ảnh: Tiến Thoại)
Nhiều diện tích cây trồng bị ngập. (Ảnh: Tiến Thoại)

Theo số liệu thống kê, hiện đã có 2.440 ha cây trồng bị ngập úng, một số công trình cơ sở hạ tầng, nhà dân hư hỏng. Trong đó, huyện Lắk (Đắk Lắk) bị thiệt hại nặng nề nhất.

Cụ thể, một nhà dân ở xã Đắk Liêng bị sập, khoảng 933 ha lúa bị ngập, khoảng 30m bờ sông xã Buôn Triết bị tràn bờ, địa phương đã huy động lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ nhanh chóng đắp bờ, khắc phục sự cố. Đến thời điểm hiện tại, nước ở các suối đổ về rất nhanh, khả năng bị ngập trên diện rộng, đặc biệt 3 xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng.

Tại huyện Ea Súp, một số nhà ở bị ngập khoảng 20 - 30 cm, khoảng 1.462 ha cây trồng các loại bị ngập, các tuyến đường liên xã bị ngập từ 10 - 20 cm hư hỏng khoảng 2 km đường kênh N12, tuyến kênh Chính Tây bị vỡ tại đoạn K13+300.

Ngoài ra, gần 300 ha lúa của 2 huyện huyện Krông Ana và Krông Bông cũng bị ngập.

Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động phương án sẵn sàng đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động trong các tình huống.

UBND các huyện đã chỉ đạo cơ quan thường trực phòng chống thiên tai tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; chỉ đạo UBND cấp xã triển khai hoạt 3 động phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn; vận động Nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định tình hình để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra bảo vệ an toàn người và tài sản; phân công lực lượng chức năng trực, hướng dẫn không cho người dân qua lại các tuyến đượng đang bị ngập nước.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.