Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ từ ngân sách tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Lê Hường - 10:53, 06/05/2025

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐND ngày 25/4/2025 về quy định mức hỗ trợ nguồn ngân sách tỉnh để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới nhà ở cho hộ đồng DTTS, hộ nghèo sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ khi xây mới nhà ở cho hộ nghèo DTTS theo Quyết định 1719
Tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ khi xây mới nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Theo đó, ngoài mức hỗ trợ theo quy định hiện hành, tỉnh Đắk Lắk quy định mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cụ thể, đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới nhà ở; 10 triệu đồng/hộ khi sửa chữa nhà ở. Đối với hộ DTTS nghèo, hộ nghèo DTTS sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I: 2021 - 2025.

Đối với hộ nghèo, cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, hỗ trợ 28,5 triệu đồng/hộ  khi xây dựng mới nhà ở; 4,25 triệu đồng/hộ khi sửa chữa nhà ở.

Đối với hộ nghèo, cận nghèo có nhà tạm, nhà dột nát cần xây mới hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Với trợ lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào DTTS phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa và có thương hiệu, được khách hàng tìm đến và đặt mua.