Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đăk Lăk: Hàng chục hộ dân sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

PV - 14:23, 28/08/2018

Hơn 3 năm qua, tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông đoạn chảy qua thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã nuốt chửng nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, đất ở và đang có nguy cơ đe dọa tính mạng của hàng chục hộ dân sống ven sông.

Ông Nguyễn Đức Thành, Trưởng thôn 4, xã Hòa Phong cho biết: Bà con thôn 4 đã nhiều lần phản ánh thực trạng sạt lở bờ sông Krông Bông đoạn qua địa bàn thôn trong các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND huyện, tỉnh. Tuy nhiên, đến nay bà con vẫn phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đến.

Bờ sông Krông Bông chỉ còn cách nhà dân vài mét. Bờ sông Krông Bông chỉ còn cách nhà dân vài mét.

Không chỉ mất đất sản xuất, đất ở mà còn đe dọa tính mạng của người dân khi khoảng cách giữa sông và nhà ở ngày càng rút ngắn. Hiện nay, trên địa bàn thôn 4 có bốn hộ dân sống cách điểm sạt lở chỉ từ 2-4m, có nguy cơ mất đất, mất nhà và 30 hộ dân khác mất đất sản xuất do sạt lở bờ sông. “Trong trận mưa lũ cuối năm ngoái, bờ sông Krông Bông bị sạt lở đã cuốn trôi nhà của một hộ dân, dù không thiệt hại về người nhưng tài sản thì mất và cả gia đình phải di dời đến nơi khác”, ông Thành kể.

Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông không chỉ làm mất đất ở, đất sản xuất, cây cối, hoa màu, nhà ở của người dân mà còn đe dọa trực tiếp đến Tỉnh lộ 12 với khoảng cách chỉ còn 5m. Nếu Tỉnh lộ 12 bị sạt lở các xã vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng xã Cư Bui, Cư Đrăm và Yang Mao sẽ hoàn toàn bị cô lập với trung tâm huyện Krông Bông và Quốc lộ 27.

Theo Chủ tịch UBND xã Hòa Phong- Y Liệu Niê thì đầu năm 2018, UBND tỉnh Đăk Lăk đã cấp 800 triệu đồng để địa phương đổ đất nắn lại dòng chảy, gia cố 350m bờ sông với chiều rộng 12m. Nhưng việc gia cố này chỉ mang tính tạm thời, nếu xảy ra lũ lớn bờ sông vẫn bị sạt lở. Địa phương cũng đã kiến nghị các ngành chức năng huyện, tỉnh tìm giải pháp khắc phục, để người dân sớm ổn định cuộc sống và vận động các hộ dân trong vùng nguy hiểm di dời đến nơi ở an toàn. Tuy nhiên, kinh phí và quỹ đất để bố trí đất ở, đất sản xuất cho người dân khó khăn nên người dân vẫn bám trụ lại.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đăk Lăk, thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông là một trong sáu cụm dân cư thuộc “Dự án hỗ trợ di dời khẩn cấp phòng chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trong hai năm 2016-2017” của tỉnh Đăk Lăk. Trong thời gian qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã nhiều lần phối hợp với UBND huyện Krông Bông khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sạt lở bờ sông ở khu vực này.

LÊ PHẠM

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.