Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Gần 3000 học sinh tốt nghiệp THCS chưa có nơi để tiếp tục học tập

Lê Hường - 18:35, 09/08/2023

Chiều 9/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa có văn bản đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mở thêm lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024. Đây là vấn đề mà hiện nay một số phụ huynh rất quan tâm.

Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chọn học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng
Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chọn học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng

Theo báo cáo, năm học 2022 - 2023 toàn tỉnh Đắk Lắk có 29.702 học sinh tốt nghiệp THCS, trong đó có 23.087 học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 THPT (công lập và tư thục), đạt tỷ lệ 77,73% so với tổng số học sinh tốt nghiệp THCS. Hiện còn 6.615 học sinh tốt nghiệp THCS chưa trúng tuyển vào lớp 10 THPT. 

Trong số học sinh chưa trúng tuyển có 3.685 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố và các trường trung cấp, cao đẳng nghề. Trong đó Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 2.779 chỉ tiêu; các trường trung cấp, cao đẳng nghề có 906 chỉ tiêu. Như vậy, hiện tỉnh Đắk Lắk còn 2.930 học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 năm học 2022 - 2023 chưa được học tại các cơ sở giáo dục.

Trong khi đó, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh chưa có trường để các em có thể học nghề, học văn hóa. Ngoài ra, các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các trường đào tạo nghề trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh đó, hiện nay, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố mặc dù có cơ sở vật chất, phòng học nhưng đội ngũ giáo viên dạy văn hóa được giao biên chế còn hạn chế, kinh phí chi thường xuyên chưa bảo đảm...

Trước tình hình trên, để tạo điều kiện cho số học sinh nêu trên được vào lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài chính cân đối bố trí thêm kinh phí và cho chủ trương các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mở thêm lớp và hợp đồng giáo viên THPT trên địa bàn để giảng dạy và chi trả theo tiết.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.