Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Gần 2.500 tỷ đồng chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN

PV - 10:57, 25/10/2022

Theo báo cáo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, hết quý III, các chỉ tiêu tham gia BHXH,BHYT đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp gần 2.500 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hết quý III năm 2022, toàn tỉnh Đắk Lắk có 105.031 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 96,3% kế hoạch, tăng 5.246 người so với cùng kỳ năm trước; 17.861 người tham gia BHXH tự nguyện đạt 60% kế hoạch, tăng 2.310 người; 1.610.648 người tham gia BHYT, đạt 95,5% kế hoạch, tăng 106.936 người so với cùng kỳ năm 2021.

Tính đến 30/9/2022, ngành BHXH tỉnh cũng đã hoàn thành thanh tra, kiểm tra được 252 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tổng số tiền truy thu là 430.858.629 đồng. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số đơn vị sử dụng lao động chưa đăng ký đúng, đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BH thất nghiệp, BHYT; đóng thiếu thời gian, đóng không đúng mức ghi trong hợp đồng lao động; điều chỉnh tăng, giảm mức đóng chưa kịp thời; thực hiện việc trích nộp BHXH còn chậm, không đúng theo phương thức đã đăng ký với cơ quan BHXH

Bên cạnh đó, tác động của việc thay đổi chính sách đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, số người giảm thẻ BHYT là 274.506 người. Số người tham gia BHXH tự nguyện giảm so với cuối năm 2021 là 185 người; tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh còn thấp so với tiềm năng; số người đề nghị hưởng BHXH một lần có chiều hướng gia tăng; tình trạng doanh nghiệp nợ đóng, chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động vẫn xảy ra nhiều...

Tại Hội nghị đánh giá công tác BHXH quý III mới đây, bà H’Yim Kđo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, BHXH tỉnh tiếp tục nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp thực hiện chính sách BHXH, BHYT đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa. Các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học… trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị, cần tích cực phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện tình trạng trốn, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT, BHTN. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ mua thẻ BHYT cho một số nhóm đối tượng còn khó khăn chưa tham gia BHYT, BHXH, lan tỏa tính chia sẻ cộng đồng, tương thân, tương ái qua đó giúp người dân tiếp cận với việc khám chữa bệnh BHYT làm tiền đề cho việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT sau này.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.