Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Công bố Buôn Du lịch Cộng đồng đầu tiên

Lê Hường - 12:14, 03/03/2023

Sáng 3/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với UBND Tp. Buôn Ma Thuột và Buôn Ako Dhong long trọng tổ chức Lễ công bố Buôn Du lịch Cộng đồng Akŏ Dhông. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’yim Kdoh; Trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk H’Yâo Knul; Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu; đại diện lãnh đạo Tp. Buôn Ma Thuột và đông đảo Nhân dân buôn Ako Dhong. Đây là buôn Du lịch Cộng đồng đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk.

Cắt băng Công bố Buôn Du lịch Cộng đồng Ako Dhong
Cắt băng Công bố Buôn Du lịch Cộng đồng Ako Dhong

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, hội tụ 49 dân tộc sinh sống tạo nên sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt là bản sắc văn hóa các DTTS tại chỗ thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng.

Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, trọng điểm về phát triển du lịch là Tp. Buôn Ma Thuột, huyện Lắk và huyện Buôn Đôn và được ưu tiên tập trung đầu tư, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Triển khai thực hiện Nghị số 08/2021/NQ-HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tập trung hỗ trợ cho 5 thôn, buôn. Trong đó, Buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột được chọn mô hình điểm.

Đội cồng chiêng diễn tấu chiêng tre
Đội cồng chiêng diễn tấu chiêng tre

Theo báo cáo, Ako Dhong là buôn của người Ê Đê được xem là buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk - Tây Nguyên với 32 ngôi nhà dài truyền thống, cùng nhiều bộ cồng chiêng, nhạc cụ, các nghệ nhân, đội văn nghệ và các nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm rượu cần… ) được người dân trong buôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ trong buôn. Du khách đến với buôn Ako Dhong có cơ hội tìm hiểu văn hóa đặc sắc của người Ê Đê và vẻ đẹp nơi này.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết, nhằm góp phần định hướng và cùng người dân trong Buôn chung tay bảo tồn và phát huy được thế mạnh của mình xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng đặc sắc, tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương quan tâm hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, công tác đào tạo tập huấn kỹ năng nghề du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường... Theo chương trình hỗ trợ từ các chương trình, nghị quyết của tỉnh, đặc biệt là Nghị số 08/2021/NQ-HĐND tỉnh, đến nay, Ban Quản lý du lịch cộng đồng buôn và người dân trong buôn đã sẵn sàng đảm bảo các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và nguồn lực để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân trẻ trong buôn
Tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân trẻ trong buôn

Để mô hình du lịch cộng đồng buôn Ako Dhong phát triển ổn định, bền vững, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, TP.Buôn Ma Thuột hỗ trợ thêm nguồn lực để bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng tại buôn.

Sở cũng đề nghị, Ban Quản lý Du lịch cộng đồng Ako Dhong thực hiện tốt Quy chế hoạt động, cùng người dân quản lý phát huy tốt các tài sản được hỗ trợ, đồng thời đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, môi trường dịch vụ an toàn, văn minh, giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn háo dân tộc; Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk và các doanh nghiệp du lịch lữ hành phối hợp cùng Ban Quản lý du lịch cộng đồng buôn quan tâm xây dựng chương trình du lịch gắn với hoạt động du lịch của buôn.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.