Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đắk Lắk: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với người dân nhận khoán trồng cà phê

Lê Hường - 07:03, 18/08/2023

Ngày 17/8, tại trụ sở Công ty Cà phê Thắng Lợi, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với người nhận khoán thuộc Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi (Công ty Cà phê Thắng Lợi), xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Cùng tham gia buổi đối thoại có: Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ), cùng đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đối thoại với người dân
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị đối thoại với người dân

Trong hội trường, 5 người dân đại diện các hộ nhận khoán trực tiếp chất vấn, đối thoại với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và lãnh đạo Công ty Cà phê Thắng Lợi. Bên ngoài, lực lượng chức năng đã bố trí 2 màn hình Led để bà con tiện theo dõi.

Theo đó, đại diện các hộ dân kiến nghị 3 vấn đề chính gồm: Công ty Cà phê Thắng Lợi trả lại hơn 600 ha đất liên kết trồng cà phê về cho địa phương quản lý để địa phương thực hiện các thủ tục giao đất, cấp sổ đỏ cho dân; Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện Thanh tra lại toàn diện tại Công ty Cà phê Thắng Lợi để phát hiện, xử lý những vấn đề còn tồn đọng; mong muốn các cấp, ngành làm rõ việc cổ phần hóa của Công ty Cà phê Thắng Lợi các sai phạm khi công ty đưa cả diện tích và tài sản trên phần đất liên kết vào cổ phần đ chuyển nhượng cổ phần.

Đại diện người dân phản ánh các vấn đề tại buổi đối thoại
Đại diện người dân phản ánh các vấn đề tại buổi đối thoại

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đất đã giao cho công ty, không có lý do nào để thu hồi, bàn giao và cấp sổ đỏ cho người dân. Tuy nhiên, cần thanh tra, kiểm tra để làm rõ về nguồn gốc đất, những vấn đề trong việc nhận khoán, cổ phần hóa. Diện tích hơn 600 ha đất liên kết quyền lợi của bà con đến đâu.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cả công ty và người dân đều không có bằng chứng chứng minh diện tích đất hơn 600 ha do bên nào khai hoang. Vì vậy cần thêm thời gian để làm rõ. Còn vấn đề công ty cổ phần hóa sau, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc, thanh tra toàn diện tại Công ty Cà phê Thắng Lợi. Trực tiếp đi để báo cáo, kiến nghị Thanh tra Chính phủ, đồng thời, Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk mong muốn công ty, người dân ngồi lại với nhau để cùng chia sẻ, bàn bạc, tìm hướng đi thống nhất.

Đông đảo người dân đến theo dõi buổi đối thoại qua màn hình
Đông đảo người dân đến theo dõi buổi đối thoại qua màn hình

Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương nhận định, vụ việc liên quan đến nguồn gốc đất đai, trải qua nhiều giai đoạn, buổi đối thoại hôm nay chưa thể trả lời thỏa đáng các kiến nghị cho bà con. Theo ông Điệp, công ty nên xác định bà con là tương lai, là người nhà của mình, người làm nên năng suất, lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, bà con cũng không nên đẩy sự việc trở nên căng thẳng. Nếu người dân không hợp tác, khi công ty phá sản thì đất sẽ bị thu hồi, đem bán đấu giá, người dân mới thực sự bị ảnh hưởng quyền lợi.

Ông Điệp yêu cầu tỉnh Đắk Lắk rà soát, thu thập các hồ sơ, kiến nghị của bà con liên quan đến các vấn đề tại Công ty Cà phê Thắng Lợi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ trong thời gian tới. Riêng cá nhân ông Điệp cũng sẽ báo cáo lại Tổng Thanh tra Chính phủ nội dung bà con ý kiến. Đồng thời, đề nghị tỉnh Đắk Lắk nên kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc, thanh tra toàn diện tại Công ty Cà phê Thắng Lợi.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.