Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Lắk: Bảo đảm điều kiện tốt nhất cho các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023

T.Hợp - 11:00, 20/06/2023

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đang đến gần, hơn 21.000 thí sinh Đắk Lắk chuẩn bị bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Cùng với việc ôn tập cho học sinh lớp 12, ngành chức năng đang rà soát công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương án tổ chức cụ thể tại các địa phương, điểm thi để Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Ông Phạm Đăng Khoa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GDĐT tình Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ thi cấp tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị tại Trường THPT Buôn Ma Thuột
Ông Phạm Đăng Khoa - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tình Đắk Lắk, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ thi cấp tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị tại Trường THPT Buôn Ma Thuột

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức từ ngày 27 - 30/6/2023. Trong kỳ thi này, toàn tỉnh Đắk Lắk có 21.111 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 69 thí sinh đăng ký xét học bạ (không dự thi), 21.042 thí sinh dự thi. Trong số thí sinh đăng ký dự thi có 5.927 thí sinh là người DTTS, chiếm 28,08%; có 18.851 thí sinh học chương trình phổ thông; 2.260 thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên; 20.288 thí sinh đang học lớp 12 năm học 2022 - 2023 và có 823 thí sinh tự do.

Để bảo đảm mọi điều kiện tốt nhất cho các thí sinh dự thi, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập tổng số 33 điểm thi chính thức với 900 phòng thi và 39 điểm thi dự phòng với 66 phòng thi, 48 phòng chờ.

Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, Hội đồng thi tỉnh Đắk Lắk đã huy động tổng số 2.928 cán bộ coi thi, giám sát và phục vụ tại các điểm thi. Đồng thời, Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp tích cực với ngành Giáo dục; Chủ động xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an toàn, an ninh cho kỳ thi và hỗ trợ cho các em thí sinh dự thi như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk, chỉ đạo các cấp cơ sở Đoàn triển khai các chương trình “Sinh viên tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”, bảo đảm trật tự, an toàn và hỗ trợ thí sinh khó khăn; tăng cường công tác vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, để không thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.

Đến thời điểm này, các điểm thi, đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, văn phòng phẩm, các điều kiện phục vụ tổ chức thi; phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các đơn vị, đoàn thể tại địa phương triển khai các phương án bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế… Ngành Giáo dục cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh cho biết, ngành Giáo dục rất quan tâm tới học sinh DTTS, hộ nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Vừa qua, tại tỉnh Đắk Lắk có sự việc ảnh hưởng với an ninh, trật tự an toàn xã hội, song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, lực lượng chức năng đã đề ra các phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi. Ngành Giáo dục phối hợp các địa phương tuyên truyền để phụ huynh, học sinh yên tâm, có tâm thế tốt nhất tham gia kỳ thi, quyết tâm tạo điều kiện cho các em tham gia kỳ thi một cách tốt nhất.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.