Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đăk Glei (Kon Tum): Tặng giấy khen và tuyên dương trước cộng đồng thôn đối với các hộ DTTS thoát nghèo

Ngọc Chí - 02:00, 28/01/2024

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei (Kon Tum) đã ban hành Chỉ thị số 05 “về tăng cường sự lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện”.

Lãnh đạo huyện Đăk Glei thường xuyên thăm hỏi, động viên các hộ DTTS nghèo
Lãnh đạo huyện Đăk Glei thường xuyên thăm hỏi, động viên các hộ DTTS nghèo

Đăk Glei là huyện biên giới, toàn huyện có 13.698 hộ, đồng bào DTTS, chiếm 87%, chủ yếu là dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng. Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn huyện giảm còn 34,49%. 

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao so với mức bình quân chung của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững và tỷ lệ hộ nghèo phát sinh trong năm còn cao.

Nhờ sự tuyên truyền, hướng dân của đảng viên, đoàn viên, hội viên nhiều hộ DTTS nghèo đã biết cách chăm sóc cây trồng hiệu quả hơn
Nhờ sự tuyên truyền, hướng dân của đảng viên, đoàn viên, hội viên nhiều hộ DTTS nghèo đã biết cách chăm sóc cây trồng hiệu quả hơn

Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei yêu cầu các Tổ chức sở sở Đảng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua thoát nghèo. Trong đó, tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ mục tiêu của chính sách giảm nghèo và nhận thức được trách nhiệm vươn lên thoát nghèo, không ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; phân công đảng viên, đoàn viên, hội viên trực tiếp phụ trách, bám sát và gắn trách nhiệm với từng hộ nghèo nhằm hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ các hộ nghèo mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, nhất là nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia, với phương châm “xã bám thôn, thôn bám hộ”.

Thực hiện mô hình kết nghĩa giữa hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá trở lên, hộ sản xuất kinh doanh giỏi với hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ, hướng dẫn, phát triển sản xuất; tổ chức cho các hộ nghèo đi thăm quan, học tập một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để các hộ nghèo được tiếp cận trực tiếp các mô hình trên cơ sở đó về học tập phát triển kinh tế.

Đối với các hộ thoát nghèo và đảng viên, đoàn viên, hội viên giúp đỡ hộ thoát được nghèo sau khi được UBND huyện tặng giấy khen sẽ tổ chức biểu dương, khen thưởng các hộ, cá nhân trước cộng đồng thôn, làng. Qua đó, nhằm động viên và khích lệ các hộ thoát nghèo tiếp tục phát triển sản xuất vươn lên trở thành hộ khá, giàu.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.