Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đại hội XIII - Dấu mốc mới trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước

PV - 10:16, 21/01/2021

Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra từ 25/1 - 2/2/2021 tại Hà Nội trong bối cảnh khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp sẽ là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước, định hướng tương lai, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Quang cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Quang cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

“Đại hội XIII sẽ đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc và đất nước Việt Nam, vì Đại hội sẽ định hướng tương lai, đẩy mạnh sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam”, đại diện các Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Wallonie – Bruxelles tại Việt Nam, Nicolas Dervaux, nói với phóng viên TTXVN.

“Một đội lãnh đạo mới có đủ năng lực sẽ được bầu ra để lãnh đạo đất nước và chiến lược mới sẽ được thông qua nhằm tăng tốc phát triển đất nước trong 5 năm tới trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v", ông nhấn mạnh.

Ông Nicolas Dervaux cũng điểm lại những kết quả quan trọng Việt Nam đạt được trong 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trước hết là tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% năm 2020 là một thành công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và là một trong những mức tăng cao nhất thế giới; hội nhập kinh tế quốc tế được thúc đẩy bởi các hiệp định thương mại tự do; ổn định kinh tế-chính trị và quốc phòng, đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN, AIPA 2020 và vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

“Mặt khác, Đại hội XIII của Đảng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những xu hướng tương lai của Đông Á”, ông Nicolas Dervaux nhận định.

“Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã thành công trong việc thúc đẩy khối 10 quốc gia khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 phải là cơ sở các quyền và quyền chủ quyền trên Biển Đông. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã được ký kết, tạo ra một hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới”, ông nói.

Ông Nicolas Dervaux đã nhắc lại chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Việt Nam ngày 18-20/10/2020, chuyến thăm Việt Nam ngày 29-30/10/2020 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Vị thế quốc tế của Việt Nam đã được cải thiện do đảng lãnh đạo có đủ năng lực kết nối với các cực khác nhau, đồng thời bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của mình. Việt Nam duy trì quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với Ấn Độ, Nga, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc”, ông đánh giá.

“Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 năm 2020 cũng giúp nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam”, ông nói thêm.

Năm 2019, Việt Nam có quan hệ chính thức với 189 trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc; có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đến nay đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA); đồng thời đang đàm phán 2 FTA khác.

Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018.

Hãng định giá thương hiệu của Anh Brand Finance nhận định, Việt Nam nổi lên là “thiên đường” sản xuất mới tại Đông Nam Á, trái với xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19, với giá trị thương hiệu quốc gia tăng 29% lên 319 tỉ USD, mức tăng nhanh nhất thế giới năm 2020.

Đặc biệt, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, đưa Việt Nam vào danh sách các nước phát triển con người cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Những kết quả mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, về kinh tế - xã hội cũng như về chất lượng cuộc sống hàng ngày trên tất cả các mặt đều được người dân Việt Nam đánh giá cao. Tất cả được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, trong những năm tháng chiến tranh và trong tiến trình Đổi mới”, ông Nicolas Dervaux đánh giá.

Đại hội XIII không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.

“Chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng với Đại hội XIII này, Việt Nam sẽ xác định cho giai đoạn tới con đường đúng đắn phù hợp với những mục tiêu và đặc thù Việt Nam và những xu thế thế giới”, ông Nicolas Dervaux kết luận.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.