Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù để “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Thanh Huyền - 19:02, 06/11/2024

Thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế -xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị việc thực hiện chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển trích đăng một số ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận.


Đại biểu Sùng A Lềnh
Đại biểu Sùng A Lềnh

Đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai): Cần có cơ chế, chính sách đặc thù để “miền núi tiến kịp miền xuôi”

Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền núi. Đặc biệt, gần đây, chúng ta đang thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi… Từ đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, diện mạo vùng miền núi có nhiều đổi thay, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, Nhân dân luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ vững ổn định biên giới, lãnh thổ quốc gia, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước phát triển đi lên một tầm cao mới.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược “miền núi tiến kịp miền xuôi” của Đảng và Nhà nước, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, có cơ chế chính sách đặc thù và giải pháp ưu tiên nguồn lực đầu tư về kinh tế, xã hội cho các tỉnh miền núi. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung vào Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cơ bản nước ta không còn hộ nghèo để chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn): Có cơ chế đặc cách, đặc thù để hỗ trợ các địa phương miền núi bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Đã hơn một tháng kể từ khi bão Yagi đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Với sự quyết liệt lo cho dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cùng những nghĩa cử cao đẹp, chứa chan tình đồng chí, đồng bào đã làm vơi đi nhiều nỗi đau, mất mát sau bão.

Để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, đại biểu đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cần cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con, để tấm lòng của Đảng, Nhà nước sớm đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.

Đại biểu Tô Văn Tám
Đại biểu Tô Văn Tám

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): Tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra

Những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 42%. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra và có nguy cơ gia tăng. Số liệu cho thấy, từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng thiệt hại ước hơn 22.800 hecta. Trong đó rừng bị cháy khoảng hơn 13 nghìn hecta, còn lại là do chặt phá trái phép.

Rừng thiệt hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mất đa dạng sinh học, giảm giá trị tự nhiên và văn hóa của rừng, thay đổi khí hậu, xói mòn đất và là một trong những tác nhân của thời tiết cực đoan, bất thường. Nạn chặt phá rừng trái phép vẫn đang là vấn đề nóng cần giải quyết triệt để. Chính phủ cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý triệt để nạn chặt phá rừng trái phép.

Đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nên tiến hành giám sát việc trồng rừng và trồng rừng thay thế. Về phía Chính phủ, cần thực hiện đánh giá hiệu quả tác dụng của độ che phủ rừng đối với vấn đề đa dạng sinh học, môi trường rừng, tác động phòng chống biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở…. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ dự án phát triển kinh tế, xã hội có chuyển đổi rừng; có kế hoạch trồng rừng hiệu quả trước khi cấp phép lấy rừng.

Đại biểu Tạ Minh Tâm
Đại biểu Tạ Minh Tâm

Đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang): Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý triển khai, vận hành các Chương trình mục tiêu quốc gia

Kết quả triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 tiếp tục khẳng định tinh thần trách nhiệm, chủ động của các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp là cơ sở tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện các mục tiêu đề ra, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào DTTS.

Kiến nghị Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý triển khai, vận hành các Chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội là thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh những điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật. Chú trọng đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đã ban hành tại Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là góc độ thúc đẩy công tác giải ngân.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.