Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đặc sắc Lễ hội té nước, cầu mưa của người Lào ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 16:43, 16/03/2023

Dân tộc Lào ở tỉnh Lai Châu sinh sống tập trung ở 2 xã Bản Bo và Nà Tăm thuộc huyện Tam Đường. Người Lào thường định cư ven các sông, suối, canh tác chính là trồng lúa nước nên quan niệm về nước trong đời sống văn hóa tín ngưỡng với đồng bào vô cùng quan trọng. Một trong các tín ngưỡng đó, phải kể đến Lễ hội Bun Vốc Nặm (té nước, cầu mưa) đã có từ lâu đời, được tổ chức hằng năm, nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh.

Một số hình ảnh tại lễ hội "Bun Vốc Nặm" được tổ chức tại suối Nậm Mu, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường

Đã thành thông lệ, cứ vào đầu vụ mới, khoảng tháng 4 trong năm, người Lào ở Lai Châu lại tưng bừng tổ chức lễ hội
Đã thành thông lệ, cứ vào đầu vụ mới, khoảng tháng Tư trong năm, người Lào ở Lai Châu lại tưng bừng tổ chức lễ hội
Lễ hội té nước thể hiện ý nghĩa phồn thực, tập quán canh tác nông nghiệp lâu đời của dân tộc Lào, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh.
Lễ hội té nước thể hiện ý nghĩa phồn thực, tập quán canh tác nông nghiệp lâu đời của dân tộc Lào, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh.
Trước tiên, thầy cúng cầm mỗi tay một nén hương tiến lại gần chòi cúng vái 3 vái dâng hương để xin thần linh được mở lễ
Trước tiên, thầy cúng cầm mỗi tay một nén hương tiến lại gần chòi cúng vái 3 vái dâng hương để xin thần linh được mở lễ
Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, thầy cúng bước lên phát lệnh cho đoàn đi xin nước mưa các gia đình trong bản về để cúng tượng phật trong chùa. Dẫn đầu đoàn là thầy cúng, tiếp theo sau là các già làng có uy tín trong bản. Tiếp đến là các chàng trai, cô gái khỏe mạnh, ngoan hiền trong bản được lựa chọn cầm ống xin nước
Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, thầy cúng bước lên phát lệnh cho đoàn đi xin nước mưa các gia đình trong bản về để cúng tượng phật trong chùa. Dẫn đầu đoàn là thầy cúng, tiếp theo sau là các già làng có uy tín trong bản. Tiếp đến là các chàng trai, cô gái khỏe mạnh, ngoan hiền trong bản được lựa chọn cầm ống xin nước
Vào dịp này, không phải các “mo lăm” hay già làng đứng ra chủ lễ mà cả cộng đồng cùng tham gia. Các nam nữ thanh niên trong bản chuẩn bị đạo cụ như ống tre, mẹt, trống, chiêng, trên đường đi xin nước sẽ làm các động tác như đập mẹt, gõ trống, tuốt lá cọ, tuốt lạt… để bắt chước tiếng sấm, tiếng mưa rơi
Vào dịp này, không phải các “mo lăm” hay già làng đứng ra chủ lễ mà cả cộng đồng cùng tham gia. Các nam nữ thanh niên trong bản chuẩn bị đạo cụ như ống tre, mẹt, trống, chiêng, trên đường đi xin nước sẽ làm các động tác như đập mẹt, gõ trống, tuốt lá cọ, tuốt lạt… để bắt chước tiếng sấm, tiếng mưa rơi
Sau khi đã xin phép thần linh, trời đất, thầy cúng cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa. Tại đây, những điệu xòe đẹp nhất được các chàng trai, cô giá biểu diễn, hòa cùng trong vòng xòe là bà con dân bản…
Sau khi đã xin phép thần linh, trời đất, thầy cúng cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa. Tại đây, những điệu xòe đẹp nhất được các chàng trai, cô giá biểu diễn, hòa cùng trong vòng xòe là bà con dân bản…
Lễ hội là dịp các cô gái Lào diện những trang phục đẹp nhất
Lễ hội là dịp các cô gái Lào diện những trang phục đẹp nhất
Người già dân tộc Lào ở Lai Châu vẫn giữ được tục nhuộm răng đen truyền thống
Người già dân tộc Lào ở Lai Châu vẫn giữ được tục nhuộm răng đen truyền thống
Người Lào ở Lai Châu quan niệm: Từ đời xa xưa, con người đã rất coi trọng nước, nước là nhu cầu sống thiết yếu của con người và vạn vật. Từ ý nguyện ấy, bà con dân tộc Lào đã nương tựa vào “phà”, “đin” (nghĩa là trời - đất) để cầu cho mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc, vạn vật tốt tươi. Đó là nguồn gốc hình thành, lưu truyền tục cầu mưa của dân tộc Lào và được gọi là Lễ hội Bun Vốc Nặm hay Lễ hội té nước
Người Lào ở Lai Châu quan niệm: Từ đời xa xưa, con người đã rất coi trọng nước. Nước là nhu cầu sống thiết yếu của con người và vạn vật. Từ ý nguyện ấy, bà con dân tộc Lào đã nương tựa vào “phà”, “đin” (nghĩa là trời - đất) để cầu cho mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc, vạn vật tốt tươi. Đó là nguồn gốc hình thành, lưu truyền tục cầu mưa của dân tộc Lào và được gọi là Bun Vốc Nặm
Khu vực té nước là dòng suối đẹp nhất bản, khu vực té nước có một cây chuối được cắm sẵn ở giữa suối tượng chưng cho cây cối mùa màng đang sinh sôi, nảy nở
Khu vực té nước là dòng suối đẹp nhất bản, khu vực té nước có một cây chuối được cắm sẵn ở giữa suối tượng trưng cho cây cối mùa màng đang sinh sôi, nảy nở
Nghi lễ té nước được chia làm 2 đội, không phân biệt người già, trẻ nhỏ kéo nhau ra suối té nước. Nước càng được té nhiều điều đó tượng trưng cho sự may mắn suôn sẻ trong năm
Nghi lễ té nước được chia làm 2 đội, không phân biệt người già, trẻ nhỏ kéo nhau ra suối té nước. Nước càng được té nhiều điều đó tượng trưng cho sự may mắn suôn sẻ trong năm
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.