Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cương lĩnh năm 2011 đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn

PV - 16:51, 15/01/2021

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại hội XIII của Đảng sẽ đánh giá 10 năm (2011-2020) thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã tạo những bước tiến quan trọng cả về nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện, khẳng định những giá trị to lớn của Cương lĩnh.

Cương lĩnh năm 2011 đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn

Qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã có sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, 10 năm qua là chúng ta tiếp tục phát triển cụ thể hóa những nội dung chủ yếu như cụ thể hóa các đặc trưng của CNXH, cụ thể hóa phương hướng và đặc biệt là về các mối quan hệ lớn.

“Có khẳng định rằng Cương lĩnh vẫn là ngọn cờ tư tưởng lý luận, ngọn cờ chiến đấu và ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh”, PGS.TS Nguyễn Viết Thông khẳng định.

Nhìn ở góc độ xây dựng đảng, hệ thống chính trị, GS. TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng: Trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh, đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai quyết liệt, có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức đảng từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ được xác định rõ ràng hơn; nội dung, phương thức hoạt động và sinh hoạt được tiếp tục đổi mới.

Xây dựng Đảng được chú trọng cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức gắn với việc đổi mới công tác cán bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận, triển khai sâu rộng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm và vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đến cấp ủy cơ sở.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng thời với việc chỉnh đốn Đảng toàn diện, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách, đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, quyết liệt chống tham nhũng. Vai trò lãnh đạo, uy tin của Đảng, niềm tin của nhân dân được củng cố.

Công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ với xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị, trọng tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Công tác lập pháp có nhiều chuyển biến tích cực; cải cách hành chính, cải cách tư pháp được đẩy mạnh; sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thu được kết quả bước đầu. Bộ máy nhà nước tiếp tục được sắp xếp lại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Tổ chức, nội dung, phương thức hoạt độngc của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới, hướng về cơ sở, gần dân, thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, quản lý xã hội.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, ông là người may mắn được chuẩn bị Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng, trong đó có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cho đến nay Cương lĩnh đã được bổ sung, phát triển.

“Tôi nghĩ rằng, Đại hội XIII của Đảng chắc chắn sẽ có những đóng góp mới. Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra nhiều vấn đề về đất nước, thế giới, về con đường chúng ta đi để rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển, đồng thời giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa. Đóng góp ý kiến hoàn thiện Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tôi cho rằng đây là Văn kiện được đúc kết suốt quá trình sau 45 năm giải phóng đất nướ. Tôi tin rằng chúng ta có thể thực hiện Cương lĩnh một cách tốt nhất”, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Chuẩn khẳng định.

Thành quả xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị theo định hướng của Cương lĩnh là nhân tố hàng đầu bảo đảm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực to lớn phát triển đất nước.

Những thành tựu của của đất nước sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát tiển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiến Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt nam.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.