Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cuộc thi viết “Người thầy của tôi”

Cát Tường - 09:09, 18/09/2021

Cuộc thi viết “Người thầy của tôi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội LHTN Việt Nam cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức dự kiến trao giải vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021.


Cuộc thi viết “Người thầy của tôi” nhận tác phẩm dự thi đến trước ngày 15/10/2021
Cuộc thi viết “Người thầy của tôi” nhận tác phẩm dự thi đến trước ngày 15/10/2021

Cuộc thi viế t“Người thầy của tôi” hướng tới vinh danh những giáo viên tiêu biểu qua các câu chuyện, kỷ niệm cảm động có thật về tình cảm thầy trò nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc suy nghĩ về tình cảm thầy trò trước đây và hiện nay.

Tác phẩm dự thi “Người thầy của tôi” cần phải là người thật, việc thật, có tên tuổi, địa chỉ nơi công tác, sinh sống và thời gian cụ thể, khuyến khích tác giả gửi kèm hình ảnh, tư liệu minh họa. “Người thầy” trong tác phẩm cần thể hiện được tình cảm khó nhạt phai trong lòng tác giả, có những hành động, cử chỉ đẹp, nhân văn, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống, sự nghiệp tác giả sau này.

Mọi công dân Việt Nam đều có thể tham gia cuộc thi. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng có thể gửi số lượng bài dự thi không giới hạn. Mỗi bài viết dài không quá 2.000 từ; chưa từng đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại và email (nếu có) của tác giả.

Thời hạn nhận bài dự thi đến trước ngày 15/10/2021 tại địa chỉ: Cổng tri thức Thánh Gióng, số 64 Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, điện thoại 024.62782663). Ngoài bì thư ghi rõ “Tác phẩm tham gia Cuộc thi viết “Người thầy của tôi” hoặc gửi qua email: congtrithucthanhgiong@gmail.com.

Dự kiến, lễ trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11/2021. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ trao 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1 giải Ba; 5 giải Khuyến khích. 

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.