Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cuộc sống mới trên vùng biên giới Ia Dom

Nguyễn Văn Chiến - 09:57, 30/11/2020

Trở lại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) vào những ngày Đảng bộ và Nhân dân trong xã thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 90 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, chúng tôi cảm nhận rõ sự “thay da đổi thịt” trên vùng đất biên giới và niềm vui của người dân nơi đây do đời sống ngày càng phát triển.

Cán bộ ĐBP Lệ Thanh vận động đồng bào dân tộc Gia Rai (xã Ia Dom) giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Cán bộ ĐBP Lệ Thanh vận động đồng bào dân tộc Gia Rai (xã Ia Dom) giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng

Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom Hồ Đình Kỳ cho biết, Đảng bộ xã hiện có 13 chi bộ với 220 đảng viên, trong đó, đảng viên là người DTTS trên 33%; hiện tất cả các thôn, làng đều có chi bộ đảng, không còn đơn vị sinh hoạt ghép như trước đây. Những năm qua, Đảng bộ xã luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới (NTM).

Đặc biệt, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được quan tâm. Đảng ủy xã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ chủ chốt. Đảng ủy xã phối hợp với Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thành lập đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại tất cả các thôn, làng trong xã; tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, nhất là chú trọng công tác tuyên truyền miệng về các nội dung phù hợp với tình hình của địa phương, làm cho Nhân dân hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại địa phương, từ đó củng cố niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia có hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tá Vũ Văn Hoằng, cán bộ ĐBP cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh được tăng cường về xã cho biết: Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng ủy xã phối hợp Đảng ủy ĐBP cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh tổ chức lựa chọn, phân công 7 đồng chí đảng viên là sĩ quan của Đồn về sinh hoạt tại các chi bộ thôn, làng; từ đó cán bộ, đảng viên có sự trao đổi, thông tin về tình hình an ninh biên giới, phối hợp giải quyết các vướng mắc ngay từ thôn, làng; bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng. Vì thế, hằng năm, gần 80% đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nâng chất xã nông thôn mới

Ia Dom là xã đầu tiên trên tuyến biên giới Tây Nguyên được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2015. Đảng bộ và Nhân dân trong xã nỗ lực phấn đấu giữ vững danh hiệu, không ngừng phấn đấu vươn lên để có đời sống khá giả hơn, đặc biệt là lãnh đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, hình thành được vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, điều. Đồng thời vận động Nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng xen các loại cây trồng cho thu nhập ổn định với 486ha cao su tiểu điền, 432ha cà phê, trên 20ha hồ tiêu và gần 670ha điều. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm, vượt 146% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra.

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy Đức Cơ về xây dựng NTM trong làng đồng bào DTTS, xã đã chọn làng Mook Trêl để triển khai. Đảng ủy xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể tập trung mọi nguồn lực giúp làng Mook Trêl từng nội dung, tiêu chí và được sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay, làng đã đạt 19/19 tiêu chí và 49/49 nội dung NTM.

Đặc biệt, sự giúp đỡ của Đảng ủy ĐBP cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã thành lập Tổ giúp xã về xây dựng NTM bằng những mô hình thiết thực, như: Mỗi năm giúp đỡ một hộ gia đình thoát nghèo bền vững; bếp ăn tình thương; nâng bước em tới trường; mái ấm cho đồng bào nơi biên giới. Hiện nay, diện mạo NTM tại làng Mook Trêl từng bước được đổi mới, cảnh quan môi trường được cải thiện xanh, sạch, đẹp hơn.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận