Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cuộc sống của những người HIV/AIDS

PV - 14:09, 22/01/2019

Huyện vùng cao Mường Chà, tỉnh Điện Biên từ lâu bị liệt vào danh sách địa bàn trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Ở đây không khó để “điểm danh” những bản làng nghèo xác xơ, những gia đình tiều tụy và những con người quặt quẹo, thiếu sức sống vì “cơn bão” HIV quét qua.

Lỡ mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS, mẹ con chị Lò Thị Sen bị cả bản hắt hủi, xa lánh. Lỡ mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS, mẹ con chị Lò Thị Sen bị cả bản hắt hủi, xa lánh.

Bước vào căn nhà tre nhỏ, những tấm liếp chắn bằng nứa hở toang hoác tại bản nghèo Co Đứa, xã Na Sang, huyện Mường Chà, chị Lò Thị Sen (36 tuổi) cùng 2 đứa con nhỏ ngồi trầm ngâm trước bếp lửa đỏ hồng, khuôn mặt người mẹ hiện rõ nỗi trăn trở về cuộc sống mưu sinh những tháng ngày tiếp theo.

Phấp phỏng về một án tử có thể ập xuống bất cứ lúc nào từ hơn 5 năm về trước, khi chị Sen lặng người phát hiện mình bị lây nhiễm HIV từ chồng. Do chưa có kiến thức về căn bệnh quái ác này nên đứa con trai đầu lòng của chị cũng bị lây nhiễm theo. Chồng chị quanh năm đi làm ăn xa với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ gửi về hỗ trợ gia đình. Một mình chị Sen ở nhà bươn chải, bán mặt cho ruộng nương, lo cái ăn nuôi bản thân và các con. Nhưng do trong người có bệnh, sức khỏe thuyên giảm nên công việc ruộng nương chị đành bỏ bẵng liên lục. Cái đói, bệnh tật đeo bám, nhiều lúc chị và các con phải đi xin ăn, 2 đứa trẻ nhỏ cũng vì thế luôn phải chịu cảnh bữa đói, bữa no. Sống giữa chòm xóm, láng giềng mà 3 mẹ con chị bị cô lập, lạc lõng vì cả bản không ai muốn giao tiếp hay lại gần chỉ vì sợ bị lây nhiễm.

Trước đây, chị Sen vẫn thường dắt đứa con trai út đi bộ lên Trạm Y tế xã Na Sang uống thuốc ARV kháng vi rút HIV, nhưng gần đây khi nghe được thông tin sắp hết dự án cấp phát thuốc miễn phí, chị lại tỏ ra rất lo lắng và chán nản điều trị. Trớ trêu thay, khi chị Sen lại mới phát hiện mình mang thai lần 3 được một tháng. Chị cho biết: “Giờ không biết phải làm sao, nếu để đẻ thì khổ cho con, khổ cho mình, còn phá đi thì cũng không có tiền, lúc trước họ giúp cho không bây giờ bảo phải mất tiền viện phí, tiền đi lại, xe cộ. Ốm đau chả muốn ăn cơm, đói không đi làm được, cháu nó cũng không có tiền đi học”.

Cán bộ y tế bản Co Đứa, xã Na Sang - anh Lò Văn Phui, chia sẻ, những hoàn cảnh trớ trêu như vợ chồng chị Lò Thị Sen ở đây không hiếm, dù cán bộ y tế thôn bản đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền về tác hại, sự cần thiết và các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa HIV/AIDS, nhưng hiệu quả không mấy khả quan. Theo anh Phui, rào cản lớn nhất là địa bàn khó khăn, người dân thường sinh sống tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông chia cắt, nhân viên y tế khó tiếp cận bệnh nhân thường xuyên, nên việc vận động, nắm thông tin rất hạn chế. Rất nhiều trường hợp người bệnh mặc cảm, không muốn tiếp xúc với cán bộ y tế dẫn đến kiến thức của họ về HIV bị sai lệch, không biết cách phòng tránh, lây truyền cho người khác.

Bác sĩ Lương Hậu Tân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên cho biết, công tác phòng chống HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại cộng đồng trên địa bàn gặp vô vàn khó khăn. Ngoài nguyên nhân địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại khó khăn, đa số là hộ nghèo, thì phong tục tập quán, nhận thức của người nhiễm HIV/AIDS còn rất hạn chế. Nhiều trường hợp điều trị đỡ nên chủ quan không tiếp tục điều trị nữa, đến khi tái mắc lại mới trở lại uống thuốc khiến cho bệnh càng thêm nặng, khó chữa trị.

Điều này đã khiến tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện vẫn diễn biến phức tạp. Tính đến tháng 9/2018, số người nhiễm HIV lũy tích ở Mường Chà lên đến 259 người, trong đó đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 110 trường hợp và tử vong là 114 trường hợp.

Bác sĩ Tân trăn trở: “Có những người nhiễm trong những năm trước, được dự án hỗ trợ thì chúng tôi có thể tổ chức được khám, xét nghiệm, cấp thuốc tại bản. Nhưng trong thời gian tới, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế cấp phát thuốc qua bảo hiểm y tế thì thực hiện cũng khó khăn, liên quan đến Luật Khám chữa bệnh và Luật Bảo hiểm Y tế, Nhân dân phải đến viện, cơ sở điều trị khám và cấp thuốc theo đúng quy trình cũng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều cho người nhiễm HIV trên địa bàn huyện Mường Chà có tuân thủ được việc điều trị hay không?!”.

NAM HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.