Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Coober Pedy- Thị trấn dưới lòng đất ở miền Nam nước Úc

Nguyệt Anh (T/h) - 11:10, 16/08/2022

Ở một vùng hẻo lánh của miền Nam nước Úc (Australia) có một thị trấn ngầm nằm dưới lòng đất. Thị trấn đặc biệt này có những ngôi nhà dưới lòng đất, nhà thờ, cửa hàng sách, bảo tàng và khoảng 1.000 người dân sinh sống.

Thị trấn Coober Pedy tại Nam Úc (Nguồn: The Big Bus tour and travel guide/South Ausstralia)
Thị trấn Coober Pedy tại Nam Úc (Nguồn: The Big Bus tour and travel guide/South Ausstralia)

Thị trấn Coober Pedy nằm ở bang Nam Australia, cách thành phố Adelaide khoảng 846 km về phía bắc. Nơi đây còn có tên là thủ phủ đá mắt mèo thế giới vì khoảng 70% lượng khoáng vật này được khai thác ở đây.

Khoảng 150 triệu năm trước, khu vực Coober Pedy là đại dương bảo phủ. Khi nước biển rút đi, biến đổi khí hậu khiến mực nước ngầm hạ thấp. Silica lắng đọng trong các hang và khe nứt gãy dưới lòng đất, hình thành đá mắt mèo sau hàng triệu năm.

Một ngôi nhà khoét vào lớp đá dưới sa mạc của người dân thị trấn Coober Pedy.
Một ngôi nhà khoét vào lớp đá dưới sa mạc của người dân thị trấn Coober Pedy.

Khu vực này ban đầu được đặt tên là Ruộng đá mắt mèo dãy Stuart, lấy theo tên của John McDouall Stuart, nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây năm 1858.

Năm 1920, khu vực phải đổi tên để lập bưu cục. Cái tên Dãy Stuart không phù hợp do gần giống với Dãy Stewart ở bang Washington nước Mỹ. Những người thợ khai thác đá đã chọn tên mới là Coober Pedy, thuật ngữ theo tiếng thổ dân nghĩa là "Người da trắng trong hố".

Tại thị trấn này có hàng trăm mỏ khai thác đá mắt mèo đang hoạt động và ước tính có vài trăm nghìn hầm mỏ rải rác quanh khu vực sau một thế kỷ khai thác.

Thợ mỏ tìm đá quý dưới lòng đất
Thợ mỏ tìm đá quý dưới lòng đất

Thợ mỏ thường khoan sâu xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, trước khi đào theo phương ngang sang các phía để tìm kiếm đá mắt mèo. Họ dùng máy hút đất đá lên bề mặt, tạo ra những gò đất khổng lồ rải rác quanh thị trấn.

Vào mùa hè, nhiệt độ của thị trấn Coober Pedy thường vượt quá 40 độ C, độ ấm hiếm khi vượt quá 20 % và bầu trời thường không có mây. Để chạy trốn khỏi nhiệt độ như thiêu như đốt tại đây, người dân địa phương và các thợ mỏ đã nghĩ ra cách sống dưới lòng đất. Họ đào hầm, làm nhà trong lòng đất. Dưới lòng đất còn có cả nhà thờ Chính thống giáo Serbia do người Serbia xây năm 1993, cửa hàng sách và bảo tàng dưới lòng đất giúp khách tham quan trải nghiệm cuộc sống của thợ mỏ.

Nhà thờ Chính thống giáo Serbia được xây dựng trong lòng đất ở thị trấn Coober Pedy.
Nhà thờ Chính thống giáo Serbia được xây dựng trong lòng đất ở thị trấn Coober Pedy.
Cửa sổ kính màu đón ánh sáng tự nhiên ở lối ra vào nhà thờ.
Cửa sổ kính màu đón ánh sáng tự nhiên ở lối ra vào nhà thờ.

Dù bên ngoài nhiệt độ nắng nóng khắc nghiệt, lên đến 50 độ C thì ở bên dưới lòng đất, nhiệt độ chỉ khoảng 24 độ C. Việc tìm được nơi trú ngụ mát mẻ hơn đã giúp các người thợ mỏ trụ lại được ở Coober Pedy.

Hiện nay, thị trấn Coober Pedy có khoảng 2.000 người dân sinh sống, trong đó khoảng 80% dân số thị trấn sống trong các căn nhà dưới lòng đất.

Nội thất một ngôi nhà trong lòng đất
Nội thất một ngôi nhà trong lòng đất
Trong nhà dưới lòng đất cũng đầy đủ tiện nghi và mát mẻ
Trong nhà dưới lòng đất cũng đầy đủ tiện nghi và mát mẻ

Dù sống dưới lòng đất nhưng nhà cửa của người dân Coober Pedy rất hiện đại chứ họ không hề sống kham khổ như một số người hình dung ban đầu. Những ngôi nhà dưới lòng đất có tất cả các tiện nghi của những ngôi nhà bình thường, từ mạng internet cho đến điện và nước. Điểm khác biệt duy nhất là chất liệu tường nhà và việc mọi người không được tiếp xúc với ánh mặt trời tự nhiên mà thôi.

Cửa hàng sách duy nhất trong thị trấn được đào dưới lòng đất.
Cửa hàng sách duy nhất trong thị trấn được đào dưới lòng đất.

Sự độc đáo của thị trấn miền Nam nước Úc đã thu hút rất nhiều du khách tò mò. Vậy nên giờ đây người dân Coober Pedy còn giàu có nhờ du lịch.

Ngoài những ngôi nhà dưới lòng đất, thị trấn Coober Pedy còn có các cửa hàng, quán bar, nhà hàng trên mặt đất để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.