Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công ty Cổ phần Than Vàng Danh: Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Xuân Phú- Nam Bình (Thực hiện) - 11:22, 20/01/2020

Năm 2019, Công ty Cổ phần (CP) Than Vàng Danh - Vinacomin (gọi tắt Than Vàng Danh) là doanh nghiệp duy nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và tỉnh Quảng Ninh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh là 1/52 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn toàn quốc vì người lao động. Nhân dịp Tết Canh Tý, ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty Than Vàng Danh đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về các hoạt động chăm lo người lao động nói chung, lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng...


Giám đốc Phạm Văn Minh (ngoài cùng bên phải) khen thưởng đột xuất 10 lao động người DTTS thu nhập mỗi tháng từ 21 triệu đồng trở lên.
Giám đốc Phạm Văn Minh (ngoài cùng bên phải) khen thưởng đột xuất 10 lao động người DTTS thu nhập mỗi tháng từ 21 triệu đồng trở lên

Được biết, Công ty Than Vàng Danh là đơn vị của TKV chăm lo tốt nhất cho người lao động, Giám đốc có thể cho biết một số chế độ ưu đãi của Công ty dành cho thợ lò, công nhân làm việc trong hầm lò?

Ông Phạm Văn Minh: Than Vàng Danh là một trong những đơn vị sản xuất than hầm lò lớn nhất Tập đoàn TKV, hiện có trên 5.500 CBCNV đang làm việc. Xuyên suốt quá trình lao động sản xuất, Công ty luôn xác định phương châm: “Có thực mới vực được đạo” do đó, việc chăm lo cải thiện đời sống cho người lao động luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành Than, Than Vàng Danh đã đầu tư đổi mới công nghệ khai thác để nâng cao năng suất lao động; đặc biệt chú trọng đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Vì thế, Than Vàng Danh luôn duy trì sản lượng than lớn nhất trong các đơn vị khai thác than hầm lò thuộc TKV (bình quân mỗi năm sản xuất từ 3- 3,5 triệu tấn than).

Điều này đồng nghĩa với thu nhập của người lao động ổn định và luôn có mức tăng trưởng. Năm 2019, tiền lương bình quân người lao động toàn Công ty đạt 15.900.000 đồng/người/tháng.

Đặc biệt, đối với thợ lò-nguồn nhân lực quý được Công ty trân trọng và được hưởng nhiều chế độ đặc biệt về thu nhập, ăn ở, đi lại... Riêng thu nhập của thợ lò năm 2019 đạt bình quân 20,5 triệu đồng/người/tháng (cao hơn mức bình quân chung gần 30%).

Thợ lò được ăn cơm giữa ca bằng cơm hộp thay bằng ăn bánh mỳ như trước đây; ra ca được uống chè giải khát, sau ca được ăn tự chọn; quần áo bảo hộ lao động sau khi hết ngày làm việc, được Công ty tổ chức giặt sấy sạch sẽ.

Công nhân, thợ lò không có gia đình được bố trí nhà ở tập thể khang trang, có máy điều hòa, căng tin phục vụ, có xe ô tô đưa đón đi và về. Tiền lương thợ lò được trả trực tiếp và công khai. Thợ lò đi làm ngày nào biết lương điểm ngày ấy. Công ty áp dụng các chế độ khuyến khích tiền lương như ngày công cao, bổ sung lương nhân dịp lễ, tết. Từ năm 2005, Công ty đã thành lập Câu lạc bộ “Lao động giỏi-Thu nhập cao” và suy tôn “Thợ mỏ ưu tú” nhằm tôn vinh những người công nhân lò có năng suất và thu nhập cao.

Giám đốc Công ty Phạm Văn Minh động viên công nhân làm việc trong hầm lò.
Giám đốc Công ty Phạm Văn Minh động viên công nhân làm việc trong hầm lò

Trong số trên 5.500 lao động đang làm việc tại Công ty Than Vàng Danh, trong đó có rất nhiều lao động là người DTTS. Xin ông cho biết, hiện thu nhập của lao động DTTS như thế nào?

Ông Phạm Văn Minh: Hiện Công ty Than Vàng Danh có trên 200 lao động là người DTTS đến từ 17 tỉnh trong nước. Lao động người DTTS đa phần làm việc cần cù, chịu khó, nên tiền lương của họ mỗi năm một cải thiện, số người thu nhập cao tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2018, không lao động người DTTS nào có mức thu nhập trên 25 triệu đồng/tháng, thì năm 2019 có 8 người. Thu nhập từ 15-25 triệu đồng/tháng năm 2018 có 31 người, thì trong năm 2019, có 75 người, bằng 242% so với năm 2018.

Lao động thu nhập cao nói chung, người DTTS nói riêng được Công ty biểu dương khen thưởng thường xuyên và đột xuất. Trong năm 2019, 10 công nhân người DTTS thu nhập cao đã được Công ty khen thưởng, động viên đột xuất tại cuộc gặp gỡ, đối thoại với lao động người DTTS lần đầu tiên tổ chức vào Quý III/2019.

Trong năm 2019, Công ty Than Vàng Danh là đơn vị đầu tiên của TKV tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến tâm tư, đề xuất của người lao động DTTS nhằm chăm lo tốt hơn đối với người lao động. Qua đối thoại này, Công ty đã có những bước cải tiến gì trong hoạt động vì người lao động?

Ông Phạm Văn Minh: Tại cuộc gặp, anh chị em lao động DTTS đã có hàng chục ý kiến đề nghị. Hầu hết ý kiến được chúng tôi giải quyết ngay tại chỗ. Còn một số đề nghị khác, Công ty vận dụng giải quyết sau. Ví dụ như, những lao động DTTS ở địa phương xa đề nghị, những dịp nghỉ lễ tết, được về sớm hơn 1 ngày và đến sau 1 ngày, Công ty đã thống nhất vận dụng ngay vào dịp nghỉ Tết Canh Tý 2020 này.

Theo đó, toàn Công ty sẽ nghỉ Tết Canh Tý 9 ngày kể từ ngày 21/01 đến hết ngày 29/01/2020 dương lịch (tức từ ngày 27/12 năm Kỷ Hợi đến hết ngày 05 tháng Giêng năm Canh Tý). Đầu xuân, Công ty đồng loạt ra quân làm việc vào ngày 30/1/2020 (tức ngày mùng 6 Tết Canh Tý).

Tuy nhiên, đối với công nhân ở các tỉnh xa như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, nếu công nhân có nhu cầu nghỉ trước 01 ngày và đi làm sau 01 ngày so với lịch nghỉ Tết Nguyên đán nêu trên, thì viết đơn nghỉ không hưởng lương, thủ trưởng đơn vị giải quyết theo quy định. Đối với công nhân ở các tỉnh này nếu chỉ lên sau 01 ngày so với lịch nghỉ Tết Nguyên đán chung của Công ty, thì ngày ra quân đầu xuân Canh Tý tính là ngày 31/01/2020 (tức mồng 7 Tết Canh Tý) và vẫn được hưởng chế độ lương thưởng ngày đi làm đầu xuân như CBCNV Công ty.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.