Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác vệ sinh phòng dịch tại các bệnh viện: Nhiều nơi còn chủ quan, lơ là

Nghĩa Hiệp - 14:50, 11/04/2020

Bên cạnh lực lượng y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, không thể thiếu lực lượng công nhân đang ngày đêm làm công tác vệ sinh tại bệnh viện. Việc phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh thông qua môi trường làm việc đã đưa những người công nhân này vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Chính vì vậy, việc chú trọng các biện pháp phòng dịch trong công tác vệ sinh bệnh viện là hết sức quan trọng để bảo vệ người lao động cũng như cộng đồng.

Nhân viên nhà giặt sử dụng máy giặt nhiệt độ từ 60 - 700 để xử lý đồ vải bệnh nhân nhiễm bệnh
Nhân viên nhà giặt sử dụng máy giặt nhiệt độ từ 60 - 700 để xử lý đồ vải bệnh nhân nhiễm bệnh

Hầu hết việc triển khai các biện pháp phòng dịch đối với người lao động làm công tác vệ sinh hiện nay vẫn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ những vật dụng họ tiếp xúc hằng ngày. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại từ 3 - 24 giờ trong các môi trường khác nhau như: không khí, đồ vải, bề mặt đồng, bìa giấy cứng và tối đa 2 - 3 ngày trên nhựa và thép không gỉ… Đồng thời, Covid-19 có thể lây gián tiếp thông qua các bề mặt, vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc trong thời gian ngắn.

Để bảo đảm an toàn cho người lao động, bà Phạm Thị Ngọc Hương, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trong phòng dịch Covid-19, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cần được thực hiện ngay cả đối với bệnh nhân nghi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như vậy mới có thể chặn đứng mọi con đường lây lan của dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho cộng đồng và xã hội”.

Theo Bộ Y tế hướng dẫn, đối với công tác vệ sinh khu cách ly, buồng bệnh, các bề mặt nơi điều trị bệnh nhân nhiễm đều được lau khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày, và mỗi lần sau khi khám, xét nghiệm, làm thủ thuật… cho bệnh nhân. Các nhân viên vệ sinh được trang bị đồ bảo hộ, bao gồm: Quần áo chống dịch, ủng, mũ, khẩu trang, găng tay y tế, găng tay vệ sinh, tạp dề, kính mắt và vận chuyển đồ vải theo lối đi riêng đã được phân định sẵn từ khu cách ly đến nhà giặt.

Ông Vũ Trọng Đức, nhân viên Công ty Hùng Sinh cho biết: “Kể từ khi được Bộ Y tế hướng dẫn, chúng tôi đã triển khai phân luồng đồ vải để xử lý riêng. Đồ vải từ khu cách ly được đóng kín trong túi nylon, đựng trong thùng có nắp đậy và vận chuyển theo đường đi riêng từ khu cách ly đến nhà giặt. Máy giặt được điều chỉnh nhiệt độ từ 60 - 700 và sử dụng hóa chất diệt khuẩn do Bộ Y tế cấp phép, sau đó được đưa vào sấy nhiệt độ cao và quay trở lại khu cách ly”.

Thực tế hiện nay, nhiều công ty làm vệ sinh trong môi trường bệnh viện vẫn chủ quan trong công tác phòng dịch, chưa trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn trang thiết bị phòng dịch cho công nhân. Điển hình như trường hợp nhân viên Công ty Trường Sinh, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mỗi ngày có khả năng tiếp xúc với hàng nghìn người nhưng đã chủ quan trong công tác phòng dịch, gây hậu quả nghiêm trọng như báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.

Hơn lúc nào hết, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong môi trường bệnh viện cần được đặc biệt chú trọng. Mỗi đơn vị, cá nhân làm việc tại môi trường bệnh viện cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế trong công tác phòng dịch, tự có ý thức, nghiêm túc trong phòng dịch để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh, đặc biệt là bảo vệ sự an toàn cho lực lượng y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Kể từ khi được Bộ Y tế hướng dẫn, chúng tôi đã triển khai phân luồng đồ vải để xử lý riêng. Đồ vải từ khu cách ly được đóng kín trong túi nylon, đựng trong thùng có nắp đậy và vận chuyển theo đường đi riêng từ khu cách ly đến nhà giặt. Máy giặt được điều chỉnh nhiệt độ từ 60 - 700 và sử dụng hóa chất diệt khuẩn do Bộ Y tế cấp phép...”.

Ông Vũ Trọng Đức, nhân viên Công ty Hùng Sinh


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.