Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác phòng chống thiên tai - Thông tin phải "nhanh hơn thiên tai, bão lũ": Truyền thông cần được xem xét là nội dung trong công tác PCTT (Bài 2)

Hoàng Thanh- Hiếu Anh (CĐ) - 22:38, 20/06/2021

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác truyền thông về phòng chống thiên tai (PCTT), nhưng những thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn rất nghiêm trọng. Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và có thể xảy ra trên khắp các vùng miền trong cả nước. Điều đó cho thấy, công tác truyền thông về PCTT cần được đưa vào kế hoạch như một nội dung ưu tiên trong PCTT.

Năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích; gây thiệt hại về kinh tế trên 39.962 tỷ đồng . (Trong ảnh: Vụ sạt lở kinh hoàng ở Trà Leng (tỉnh Quảng Nam) xảy năm 2020)
Năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích; gây thiệt hại về kinh tế trên 39.962 tỷ đồng. (Trong ảnh: Vụ sạt lở kinh hoàng ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà Mi, tỉnh Quảng Nam xảy năm 2020)

Theo đánh giá của Tổng Cục Phòng chống thiên tai , mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng công tác thông tin truyền thông vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều nơi, nhiều vùng, nhất là vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, công tác truyền thông chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản, thiếu kịp thời; Thông tin về PCTT đến với người dân còn chậm, chưa chính xác, thậm chí nhiều vùng không có… Hệ thống thông tin liên lạc, thông tin truyền thông đến những vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo - là những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng lại bị gián đoạn khi thiên tai xảy ra. Hình thức tuyên truyền còn chưa phù hợp với từng giai đoạn PCTT, chưa phù hợp đặc điểm từng vùng, từng nhóm cộng đồng, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương…

Chính quyền, người dân ở một số vùng còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông về PCTT; nguồn lực cho công tác truyền thông về PCTT còn hạn chế. Công tác dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội của các bộ ngành, địa phương chưa gắn với công tác PCTT.

Nhóm phóng viên tác nghiệp ở vùng rốn lũ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong đợt lũ 20/10 . Dù mệt mỏi nhưng tất cả vẫn luôn đoàn kết, chia sẻ những khó khăn trong suốt qua trình tác nghiệp.
Nhóm phóng viên tác nghiệp ở vùng rốn lũ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong đợt lũ năm 2020. Dù mệt mỏi nhưng tất cả vẫn luôn đoàn kết, chia sẻ những khó khăn trong suốt qua trình tác nghiệp.

Đặc biệt, trước diễn biến hết sức phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang tác động đến nước ta nhanh và mạnh hơn so với dự báo; quá trình phát triển kinh tế đã và đang làm gia tăng rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước… Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, các tháng còn lại của năm 2021 còn có khả năng xuất hiện khoảng 12-14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó 5-7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; nguy cơ lũ quét và sạt lở đất xuất hiện sớm tại vùng núi khu vực Tây Bắc và Việt Bắc...

“Trước tình hình đó, chúng ta càng phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông về PCTT. Công tác truyền thông cần được đưa vào kế hoạch về PCTT ở các cấp như một nội dung ưu tiên để thực hiện thường xuyên, thiết thực. Đặc biệt, không thể thiếu trách nhiệm, sự vào cuộc của lãnh đạo chính quyền các cấp, cơ quan PCTT cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan”, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng Cục PCTT nhấn mạnh.

Công tác truyền thông cần phải được thực hiện một cách đa dạng hóa bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Thông tin, tuyên truyền trên báo chí; qua các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, sổ tay, Video, thơ ca, mô hình…); phương tiện tượng trưng (tranh cổ động, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích…); tăng cường thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình địa phương, tự động chèn sóng…

Nhiều hình thức tuyên truyền về PCTT đã được triển khai ở cơ sở. (Trong ảnh: một tác phẩm tham gia hội thi “Tiểu phẩm tuyên truyền về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trong đoàn viên, thanh thiếu nhi” tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng)
Nhiều hình thức tuyên truyền về PCTT đã được triển khai ở cơ sở. (Trong ảnh: Một tác phẩm tham gia Hội thi “Tiểu phẩm tuyên truyền về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trong đoàn viên, thanh thiếu nhi” tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng)

Việc nhắn tin qua các nhà mạng điện thoại di động và mạng xã hội… cũng đang là một xu thế trong các hoạt động truyền thông về PCTT. Qua đó, các cơ quan chức năng có thể gửi thông tin, cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp thông qua dịch vụ viễn thông di động mặt đất, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.

“Đây là biện pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai. Chúng tôi sẽ kết hợp giữa phương thức truyền thông truyền thống với truyền thông đa phương tiện để thông tin chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng đối tượng, chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có người DTTS sống ở vùng dân tộc và miền núi. Đặc biệt, chúng tôi sẽ triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ thông tin, truyền thông, nhất là cơ sở hạ tầng cho truyền thông ở cấp xã, thôn, bản. Bên cạnh đó, lồng ghép gắn với các sự kiện văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, các hội nghị, hội thảo, diễn tập, tập huấn và các sự kiện trong nhà trường,… để triển khai tuyên truyền về PCTT…”, ông Trần Quang Hoài cho biết thêm.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 diễn ra đầu tháng 6/2021 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT cũng đã chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương tới địa phương cần thực hiện tốt công tác truyền thông; tăng cường thông tin về các hoạt động PCTT và cứu hộ đến người dân và các cấp chính quyền cơ sở, nhất là thông tin kịp thời quá trình diễn biến của thiên tai để người dân cũng như chính quyền các địa phương nắm bắt, có giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra...

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.