Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác nhân sự cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng

Hương Trà - 14:49, 15/03/2021

“Công tác nhân sự cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng…”, là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khai mạc sáng 15/3, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp thứ 54 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp thứ 54 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 54 để xem xét lần cuối công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 10 và dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 11; xem xét vấn đề nhân sự.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là các nội dung rất quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp tới. Trong đó, công tác nhân sự cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm việc tiến hành tại kỳ họp chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục, đạt được sự đồng thuận cao.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, các báo cáo công tác nhiệm kỳ đã được xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan hữu quan, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và hôm nay tiếp tục được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét thảo luận để làm sâu sắc, toàn diện hơn, bảo đảm phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực những kết quả đạt được, cũng như những mặt còn hạn chế.  Đồng thời cũng cần làm nổi bật những đổi mới, bài học kinh nghiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIV và đưa ra những kiến nghị đối với Quốc hội khóa XV.

Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tóm tắt các báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.

Theo dự thảo báo cáo tóm tắt công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội, trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của Nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng. Trong đó có 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật đã được thông qua trong nhiệm kỳ.

Quốc hội có mô hình tổ chức phù hợp, phương thức hoạt động không ngừng được đổi mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri và mối quan hệ phối hợp công tác được chú trọng, những nhân tố quyết định hiệu quả, góp phần tạo dấu ấn sâu sắc trong hoạt động của Quốc hội.

Về công tác nhiệm kỳ khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, triển khai khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng, bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều đổi mới trong tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề mới do thực tế đặt ra, góp phần quan trọng vào thành tựu chung trong hoạt động của Quốc hội.

Diễn ra trong vòng 01 ngày làm việc, ngoài các nội dung thảo luận trực tiếp, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản đối với báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020.

Theo thông tin đưa ra tại Phiên họp thứ 54 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV là 12 ngày, khai mạc vào sáng 24/3 và bế mạc ngày 8/4/2021. Trong kỳ họp cuối cùng của khoá XIV, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác nhân sự, kiện toàn một số chức danh Nhà nước, trong đó có các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.