Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sự kiện - Bình luận

Công tác dân vận của Đảng trong sự nghiệp đổi mới

Văn Phong - 16:11, 13/10/2020

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta tiếp tục đổi mới công tác dân vận...

Các điển hình “Dân vận khéo” nhận Bằng khen của Ban Dân vận Trung ương
Các điển hình “Dân vận khéo” nhận Bằng khen của Ban Dân vận Trung ương

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân” với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của Nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp Nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. 

Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cho biết: “Nghị quyết 8B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân trong tình hình mới, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, chuyên quyền, độc đoán, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí, làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của Nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước”.

Thực hiện các nghị quyết từ Đại hội VII đến Đại hội XI của Đảng, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác dân vận, đó là: Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 về “xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; các Nghị quyết số 23, 24, 25, khóa IX (năm 2003) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/2/2010 về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”. Đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tình hình, làm rõ các thách thức đối với công tác dân vận trong Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đã nhấn mạnh nội dung phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân và công tác dân vận trong xây dựng Đảng, yêu cầu tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự tin dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân; giải quyết bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân; kịp thời thể chế đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhất là cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, công tác dân vận gắn với công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đã được tăng cường, tiếp tục đổi mới và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước đạt được kết quả tích cực; ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu được nâng lên. 

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng đảng, chính quyền. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao đời sống, giải quyết có hiệu quả nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Những kết quả quan trọng đó đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cũng cho biết: Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra; trình độ dân trí ngày càng cao; vai trò làm chủ của Nhân dân ngày càng được mở rộng; các phương tiện thông tin trực tiếp tác động ngày càng đa dạng, đa chiều; các thế lực thù địch, phần tử xấu chống phá ngày càng tinh vi, quyết liệt… để tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về công tác dân vận của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận; đổi mới cách thức tuyên truyền về công tác dân vận, sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Đổi mới công tác dân vận theo hướng thiết thực, sáng tạo, hướng đến mục tiêu đồng thuận, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhân Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thông công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020), Ban Dân vận Trung ương tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa, trong đó có Chương trình gặp gỡ, tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc và Trao giải Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020. Có 203 điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Dân vận Trung ương khen thưởng. 16 cá nhân đoạt giải Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020.

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.