Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT: Khách quan, công bằng đi đôi với an toàn phòng chống dịch

Phương Ngọc - 11:28, 13/07/2021

Đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc, các địa phương đang thực hiện công đoạn chấm thi tốt nghiệp THPT. Cùng với yêu cầu về tính nghiêm minh, khách quan trong chấm bài thi, khâu phòng dịch cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm.


Các thi sinh tham dự đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra ngày 7-8/7/2021
Các thi sinh tham dự đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra ngày 7-8/7/2021

Thực hiện đúng quy định 

Thực tế, công tác chấm thi tự luận và trắc nghiệm không còn mới với các địa phương cũng như thầy, cô giáo. Hơn nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ÐT) đã có hướng dẫn chi tiết, để các địa phương và từng cán bộ tham gia chấm thi thuận tiện thực hiện. 

Một trong những yêu cầu tối quan trọng của khâu chấm thi là phải bảo đảm tính khách quan, công bằng. Trên tinh thần đó, Bộ GD&ĐT đã “siết” chặt khâu này, chẳng hạn như mỗi bài thi tự luận phải được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ của hai tổ khác nhau.

Công tác chấm thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Quy chế về khâu chấm thi, không vì dịch bệnh mà bỏ qua khâu nào, dù là chi tiết nhỏ nhưng cần có cách làm phù hợp để đạt cả hai mục tiêu. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi cán bộ tham gia công việc này phải nắm chắc quy chế, quy trình tổ chức để thực hiện chính xác, hiệu quả, tránh những sai sót, nhầm lẫn không đáng có như chấm thiếu hoặc cộng điểm không đúng.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tuân thủ quy trình chấm thi nghiêm túc. Theo đó, các Hội đồng chấm thi trắc nghiệm phải gửi file dữ liệu gốc cho Bộ GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng thi trước khi tiến hành mở niêm phong đĩa chứa dữ liệu bài thi đã quét để chấm. Quy trình được thiết kế để phải thực hiện đủ các thao tác yêu cầu mới có thể xử lý tiếp được. Nơi bảo quản bài thi, khu vực chấm thi trắc nghiệm có camera 24/24 giờ và cán bộ an ninh giám sát.

Về công tác chấm thi tự luận, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo chấm thi hai vòng độc lập nghiêm túc. Mỗi Hội đồng chấm thi các tỉnh chủ động cách xử lý khác nhau nhưng phải đảm bảo nguyên tắc Giám khảo chấm lần 1 và lần 2 độc lập, được bố trí trong các tổ chấm, phòng chấm khác nhau, ngoài ra còn có tổ thống nhất điểm giữa hai giám khảo.

Tại Đắk Lắk, theo số liệu thống kê, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Đắk Lắk có 157.335 bài thi, trong đó môn Ngữ văn có 19.426 bài thi, được chấm theo hình thức tự luận; 137.909 bài thi của các môn còn lại được chấm theo hình thức trắc nghiệm. Ngoài đội ngũ cán bộ lãnh đạo Hội đồng, cán bộ phục vụ, cán bộ làm phách, Sở GD&ĐT đã huy động 182 cán bộ, giáo viên chấm thi môn tự luận; 24 giáo cán bộ, giáo viên chấm thi các môn trắc nghiệm. Ban làm phách được thực hiện cách ly 2 vòng độc lập theo Quy chế.

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa: Ban chấm thi phải làm việc theo Quy chế, cẩn thận, bảo đảm khách quan, công bằng cho mọi thí sinh. Những vấn đề thảo luận theo nhóm cần thống nhất theo Quy chế, không theo cảm tính. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan ở bất kỳ khâu nào, việc nào. Cán bộ nào để sai sót thì đình chỉ thực hiện nhiệm vụ và thay thế người khác.

Đảm bảo an toàn

Bên cạnh công tác chấm thi thực hiện theo đúng quy định, công tác phòng dịch, bảo đảm an ninh, an toàn cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành chấm thi, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác chấm thi phải thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế, test nhanh SARS-CoV-2. Cán bộ chấm thi ngồi giãn cách, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế.

Với 3.522 bài thi tự luận và 16.692 bài thi trắc nghiệm, Hội đồng thi tốt nghiệp của tỉnh Lai Châu đã huy động 130 cán bộ thực hiện các Ban trong khâu chấm thi. Trong đó, có 83 giáo viên THPT; 13 cán bộ, chiến sĩ công an; 3 bảo vệ; 6 nhân viên y tế và 25 nhân viên phục vụ.

Sở GD&ĐT Lai châu dự kiến hoàn thành chấm thi vào ngày 22/7/2021. Ảnh: BGDTĐ
Sở GD&ĐT Lai châu dự kiến hoàn thành chấm thi vào ngày 22/7/2021. Ảnh: BGDTĐ

Đặc biệt, các giải pháp an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai nghiêm túc. Khu vực chấm thi được tiến hành phun khử khuẩn, đảm bảo các yêu cầu về thực hiện quy định 5K trong phòng chống dịch.

Tại tỉnh Sơn La, đợt 1 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có 11.310 bài thi tự luận (Ngữ văn) và 32.934 bài thi trắc nghiệm. Ngày 10/7 vừa qua, Sở GD&ĐT đã huy động 95 cán bộ, giáo viên tham gia công tác chấm bài thi tự luận.

Để đảm bảo cho công tác chấm thi đạt yêu cầu, Hội đồng thi tốt nghiệp của tỉnh Sơn La đã thành lập các Ban: Ban Thư ký, Ban làm phách, Ban chấm thi trắc nghiệm và chấm thi tự luận. Sở cũng chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất cho công tác chấm thi như: Phòng làm việc, thanh tra, phòng chấm bài thi…

Ông Cầm Văn An, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La chia sẻ: Đối với công tác chấm thi, Sở đặt ra mục tiêu phải đảm bảo tiến độ và chất lượng. Cùng với đó, nghiêm túc và tuân thủ các quy định về công tác chấm thi. Các khâu, bộ phận phối hợp, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh công tác đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, công tác chấm thi đã được chuẩn bị chu đáo từ khâu tiếp nhận hệ thống văn bản chỉ đạo, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, khu vực làm phách, các khu vực chấm thi. Các thiết bị phần mềm, máy chủ, máy trạm, hệ thống an toàn trong phòng cháy, chữa cháy, camera an ninh giám sát, ghi hình, có lưu điện đảm bảo hoạt động 24 giờ/ngày kể cả khi mất điện…tất cả đảm bảo quá trình chấm thi được diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.