Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công bố Sách trắng “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” Việt Nam bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế

PV - 18:16, 29/01/2018

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 18-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã công bố Sách Trắng “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Với những thông tin cập nhật về luật pháp, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, cuốn sách một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế...

Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền con người

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam", trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” được công bố lần này gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, Sách Trắng nhấn mạnh.

Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo, tăng gần 7 triệu tín đồ so với năm 2003. Bên cạnh đó, hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam". “Tính đến 31-12-2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí (trong đó có 199 cơ quan báo in) với 1.111 ấn phẩm; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 người hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo; một hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình với 179 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh; 92 báo và tạp chí điện tử, 1.607 trang thông tin điện tử, 420 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động”, số liệu trích từ Sách Trắng cho hay.

Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam. Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.

 

Với những thông tin cập nhật về luật pháp, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, cuốn sách một lần nữa khẳng định, Việt Nam đã bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế...

Việt Nam bảo đảm đầy đủ các quyền con người

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam", trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” được công bố lần này gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, Sách Trắng nhấn mạnh.

Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo, tăng gần 7 triệu tín đồ so với năm 2003. Bên cạnh đó, hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam". “Tính đến 31-12-2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí (trong đó có 199 cơ quan báo in) với 1.111 ấn phẩm; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 người hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo; một hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình với 179 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh; 92 báo và tạp chí điện tử, 1.607 trang thông tin điện tử, 420 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động”, số liệu trích từ Sách Trắng cho hay.

Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình nạn nhân bom mìn là một nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam. Ảnh: Phương Linh

 

Bên cạnh đó, Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, không ngừng cải thiện mức sống của người dân, giảm mạnh tỷ lệ nghèo, thúc đẩy bình đẳng xã hội, góp phần bảo đảm quyền thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội cũng như việc thực hiện quyền con người trong nhiều lĩnh vực khác.

Sách Trắng nêu rõ, với việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền còn người..., Việt Nam không những bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế, mà còn đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

7 ưu tiên bảo đảm quyền con người trong thời gian tới

Theo Sách Trắng, những thành tựu trong việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người trong thời gian qua thể hiện những nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với việc coi con người là mục tiêu, động lực và trọng tâm trong mọi chính sách phát triển đất nước. Những nỗ lực này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam vẫn còn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức.

Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung giải quyết các thách thức về vấn đề quyền con người, tập trung vào 7 ưu tiên sau: Tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân, bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội nhằm nâng cao điều kiện, nguồn lực phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội; cải thiện chất lượng giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề này; tích cực thúc đẩy bình đẳng giới, coi đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần; tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người.

“Trên nền tảng những thành tựu đạt được trong thời gian qua được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế thừa nhận, với ý chí quyết tâm và tinh thần vươn lên của toàn dân tộc Việt Nam và trên tinh thần đối thoại cởi mở, hợp tác song phương và đa phương hiệu quả với các nước, các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu ngày càng bảo đảm tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân trên cơ sở một nhà nước pháp quyền, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người”, Sách Trắng kết luận.

Bác bỏ những thông tin sai sự thật về nhân quyền ở Việt NamTại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về báo cáo vừa công bố của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam, được thúc đẩy và thực hiện phù hợp Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. Những nỗ lực và thành tựu cụ thể đã được nêu trong Sách Trắng vừa được công bố. Việt Nam bác bỏ những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam”.

 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.