Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tuấn Trình - 18:20, 15/04/2023

Ngày 15/4, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Chính phủ và các Vụ, Cục thuộc Văn phòng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030 cho lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030 cho lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

Về phía tỉnh Thái Nguyên có bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trịnh Việt Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hoàng Sơn - Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã trao Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho tỉnh Thái Nguyên. Theo phê duyệt, phạm vi, ranh giới lập Quy hoạch tỉnh bao gồm toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên là 352.196 ha, 9 đơn vị hành chính gồm: 3 thành phố (Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên) và 6 huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình).

Quan điểm của Quy hoạch bảo đảm phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX.

Mục tiêu tổng quát: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc. Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ; xây dựng Tp. Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Bản Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung: Phân tích, đánh giá dự báo các yếu tố, điều kiện đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên (bao gồm kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai; hệ thống đô thị nông thôn và các khu chức năng; thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; thực trạng bảo vệ môi trường…).

Tỉnh Thái Nguyên cũng xác định 6 đột phá phát triển của tỉnh để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch tỉnh; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội; phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xây dựng vùng liên huyện; các nhóm giải pháp chủ yếu...

Bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội nghị
Bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên khẳng định: Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của Quy hoạch tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong suốt quá trình lập, thẩm định và trình duyệt quy hoạch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cơ quan chuyên môn thường xuyên báo cáo, xin ý kiến Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh và các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học để tổ chức triển khai bảo đảm theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên đề nghị sau Hội nghị công bố, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh bằng nhiều hình thức, tiếp tục đẩy mạnh phổ biến các nội dung cốt lõi, cơ bản của Quy hoạch tỉnh sâu rộng tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt Quy hoạch. Tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện quy hoạch bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành; người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị địa phương khẩn trương, nghiêm túc xác định các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, bố trí nguồn lực hợp lý để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm cụ thể gắn thời gian hoàn thành, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. 

Các cấp, các ngành chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, vừa để bảo đảm quy hoạch được triển khai trong thực tế, vừa tận dụng tối đa nguồn lực trong thực hiện theo quy hoạch. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành về đất đai, xây dựng bảo đảm phù hợp Quy hoạch tỉnh được phê duyệt và theo đúng các quy định của pháp luật; chủ động nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách đã ban hành, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh.

Tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ của tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ, kết nối các chương trình, dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.