Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công bố Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngọc Chí - 19:41, 16/01/2024

Chiều ngày 16/1, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm thông tin rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và Nhân dân về các nội dung chính của Quy hoạch tỉnh Kon Tum.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Kon Tum
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Kon Tum

Dự Hội nghị có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Kon Tum có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Theo Quyết định 1756/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì phạm vi lập quy hoạch tỉnh Kon Tum bao gồm toàn lãnh thổ tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên hơn 9.677 km2; 10 đơn vị hành chính cấp huyện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Quy hoạch tỉnh Kon Tum sẽ là kim chỉ nam để các cấp, ngành của tỉnh Kon Tum hoạch định các chính sách, giải pháp cụ thể để quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, không gian phát triển cho địa phương nhằm tạo bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với 04 trụ cột chính, gồm: Phát triển Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp 4.0, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế và công nghiệp thủy điện, phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, trọng tâm là xây dựng Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia và khu vực. Phát triển kinh tế đô thị - công nghiệp - dịch vụ dựa trên việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm; trong đó, phát triển thành phố Kon Tum thành một thành phố hiện đại, sôi động và bền vững với bản sắc riêng, là điểm nhấn về phát triển đô thị của khu vực Bắc Tây Nguyên. Đến năm 2030, Kon Tum phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt trên 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng trên 110 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 3 - 4%/năm.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị lãnh đạo tỉnh Kon Tum cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thật chi tiết, khoa học, phù hợp với nguồn lực, điều kiện thực tiễn của địa phương. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, tư nhân và các nguồn lực hợp pháp khác để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực thế mạnh, trên nền tảng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn. Tiếp tục ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững trên cơ sở định hướng của Quy hoạch tỉnh. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển bền vững của tỉnh; thu hút nhân tài theo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tin tưởng, với tiềm năng, lợi thế, dư địa hiện có cùng với đội ngũ lãnh đạo năng động, đoàn kết, có tầm nhìn, quyết tâm chính trị cao và sự chung sức đồng lòng của quân và dân các dân tộc, tỉnh Kon Tum sẽ trở thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển mà Quy hoạch tỉnh đã đề ra, góp phần cùng với các địa phương khác trên cả nước chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp - văn minh - hiện đại.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.