Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Còn nhiều khó khăn thực hiện 3 dự án đường bộ cao tốc mới

Hoàng Quý - 07:09, 14/05/2022

Tiếp tục Phiên họp thứ 11, chiều 13/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Theo tờ trình của Chính phủ, Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài khoảng 188,2 km, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 44.691 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chiều dài khoảng 53,7 km, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng; Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có chiều dài khoảng 117,5 km, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 21.935 tỷ đồng.

Dự án sử dụng từ 5 nguồn vốn: Nguồn vốn thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được phân bổ của Bộ Giao thông vận tải (khoảng 33.494 tỷ đồng); nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (khoảng 9.620 tỷ đồng); nguồn ngân sách địa phương tham gia đầu tư (khoảng 8.358,5 tỷ đồng); nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 (khoảng 13.796 tỷ đồng).

Về tiến độ của 3 dự án, dự kiến chuẩn bị dự án năm 2022, khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025. Chính phủ cũng đề nghị được áp dụng cơ chế đặc thù là chỉ định thầu đối với cả 3 dự án, áp dụng theo Nghị quyết 43 về gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế 2022 - 2023.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Qua thẩm tra, mặc dù nhất trí với việc cần đầu tư các dự án này nhưng Ủy ban Kinh tế - Ngân sách nhận thấy việc triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc trong cùng một thời gian, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần một nguồn lực rất lớn. Do đó, việc triển khai các dự án này sẽ khó bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành trong năm 2025.

Theo đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề đối với các nguồn vốn sử dụng cho 3 dự án này và báo cáo, làm rõ hơn các chi phí thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lúa.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây đều là dự án quan trọng và Bộ Chính trị cũng đã có kết luận đồng tình với chủ trương đầu tư. Chủ tịch Quốc hội đề nghị dù muốn nhanh, song phải tương xứng với năng lực, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Các địa phương cũng phải cam kết cả về tổng mức đầu tư, tiến độ dự án, cũng như trường hợp tổng mức đầu tư tăng lên thì mới đủ điều kiện xem xét các dự án này.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong 5 nguồn vốn thì mới chỉ chắc chắn 1 nguồn nhưng lại quá bé, còn lại đều chưa xác định. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầu tư, tính khả thi về vận hành, thu phí… theo Chủ tịch Quốc hội cũng còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, giải trình thuyết phục.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.