Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Có một làng quan họ trên đất Tây Nguyên

PV - 21:40, 30/01/2018

Khi dời quê cũ vào vùng đất kinh tế mới huyện KRông Năng (Đăc Lăc) để xây dựng cuộc sống, những người dân gốc Kinh Bắc (Bắc Ninh-Bắc Giang) đã mang theo những làn điệu quan họ. Chẳng mấy chốc, dọc dài mảnh đất KRông Năng ở đâu có người Kinh Bắc ở đó ngân vang tiếng hát quan họ.

Góp “món ăn” tinh thần cho quê mới

Liền anh Tạ Văn Đức ở làng Quyết Tiến (xã Dliê Ya, huyện KRông Năng) đặt chân vào KRông Năng cách đây hơn 20 năm tâm tình: Dù liên tục rèn luyện hay chỉ là thi thoảng tổ chức một đêm diện thì những người Kinh Bắc vẫn luôn có niềm đam mê hát quan họ.

Các tiết mục quan họ đã thành tiết mục chủ đạo trong các sự kiện, hội diễn ở KRông Năng. Các tiết mục quan họ đã thành tiết mục chủ đạo trong các sự kiện, hội diễn ở KRông Năng.

 

Khi mới vào vùng đất này ai cũng vất vả, lại nhớ quê cồn cào. Nhớ nhất là những đêm đi nghe hát quan họ, tập hát quan họ nữa. Giữa những giờ chẻ đá, khai hoang, cuốc đất, tỉa bắp những người Kinh Bắc lại hát lên những câu quan họ. Từ rẫy nhà này nghe vọng lại tiếng hát từ rẫy nhà kia, nhọc nhằn như tan biến, tìm được sự đồng điệu, thân quen và thấy yêu mảnh đất mới hơn.

Cho đến một ngày, vào một đêm cuối tháng Giêng âm lịch khoảng gần 20 năm trước, anh Đức, anh Bàn và nhiều người khác rủ nhau đến xã Ea Puk nghe các già làng đánh chiêng và hát, kể sử thi. Âm Thanh trầm bổng của những điệu chiêng cuốn hút và ngân xa cả một góc rừng. Ngước nhìn về phía anh Bàn, già làng K’Mlo trầm giọng: Thích tiếng chiêng lắm à, ưng cái bụng không? Ưng thì cứ ngày lễ đến đây mà nghe, không ai cấm cả đâu. Nhưng mà những người mới từ miền Bắc vào không có món quà gì tặng cho các buôn làng chúng ta à, vậy thì không vui cái bụng lắm rồi.

Những câu nói của già làng K’Mlo đeo bám trong tâm trí anh Đức, anh Bàn. Hai người về thảo luận với dân làng Quyết Tiến lập đội quan họ, tập tành xuyên ngày đêm hàng chục làn điệu khác nhau. Cảm thấy đã nhuyễn, những người Kinh Bắc mời già K’Mlo và đồng bào đến thưởng thức. Nghe xong, họ thốt lên; Cái âm nhạc của người Kinh sao mà hay quá, cứ muốn nghe mãi thôi. Hay như là tiếng chiêng Mẹ, như điệu khèn người Mông vậy.

Giải quyết mâu thuẫn bằng quan họ

Sự ngân vang của các đội quan họ từ những người Kinh Bắc đã khiến cho chính quyền các cấp của huyện KRông Năng vui mừng như đón nhận thêm một luồng gió mát trong phong trào văn hóa-văn nghệ địa phương. Tiết mục biểu diễn quan họ được bổ sung ngay vào các sự kiện quan trọng, các hội diễn nghệ thuật quần chúng diễn ra trên địa bàn huyện.

Quan họ còn như một sợi dây đặc biệt kết nối cộng đồng, xóa bỏ mọi mâu thuẫn. Anh Nguyễn Văn Chung ở làng Lộc Xuân vẫn nhớ như in cách đây không lâu trong lúc sang xã Ea Hồ mua măng rừng nhưng sơ ý quẹt phải xe của Y Nam. Y Nam kiên quyết bắt đền và bắt Y Nam không được đến xã Ea Hồ mua đồ nữa. Về làng, Chung rủ thêm nhiều bạn mặc áo dài tự may rồi kéo đến nhà Y Nam và biểu diễn 6 bài hát quan họ. Nghe xong cả nhà Y Nam đòi hát thêm mấy bài nữa, rồi bảo: Âm nhạc của bọn mày hay thế. Thôi không bắt đền nữa, từ giờ ta làm anh em. Cứ sang đây mà chơi, không ai cấm cản đâu.

Anh Chung bảo, bây giờ ai cũng gọi nôm na các làng của chúng tôi là làng quan họ hết. Cái tên nghe thân thương quá.

Cũng bởi quá mê đắm những điệu hát quan họ mà ông Y Mẫn ở xã Ea Dắh cũng từng bắt đền những người Kinh Bắc bằng một đêm hát quan họ khi đàn bò nhà anh Lê Văn Minh ở làng Tân Bắc ăn hết cả một khoảnh bắp nhà ông Y Mẫn. Đền tiền cũng không nhận, đền bắp cũng không ưng mà ông bắt đền phải hát quan họ cho nhà ông nghe một đêm. Nhiều bài hát còn được ông Mẫn yêu cầu hát lại vài lần như; Thỏa nỗi nhớ mong, Em là con gái Bắc Ninh...

Bà Nguyễn Thị Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện KRông Năng phấn chấn nhận định: Có thêm loại hình nghệ thuật quan họ ở địa phương là rất đáng quý. Những làn điệu quan họ vừa làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của địa phương, vừa kéo mọi người lại gần nhau hơn, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.