Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Có một Đền Hùng ở Kiên Giang

Phan Thị Anh Thư - 10:48, 02/04/2020

Từ năm 2010, Kiên Giang chọn Lễ hội Đền Hùng Tân Hiệp là 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của tỉnh. Hàng năm, khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Hùng tại Tân Hiệp đã đón hàng ngàn lượt khách về thăm viếng, số lượng khách tham quan du lịch không ngừng tăng lên.

Đền thờ Vua Hùng thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang
Đền thờ Vua Hùng thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang

Theo chân ông Thạch Son, dân tộc Khmer ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đến thăm quan đền Hùng Vương tọa lạc tại địa phương này, chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện lạ thường.

Ông Son kể: Đền các Vua Hùng được xây dựng vào năm 1957, do người dân tự nguyện đóng góp nhằm thờ cúng các vị Vua Hùng, nhớ về Tổ tiên. Ban đầu đền xây dựng rất đơn sơ, mái lợp lá. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Tân Hiệp đã tiến hành trùng tu, mở rộng khu đền đáp ứng nguyện vọng của người dân tỉnh Kiên Giang. Năm 2004, đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương được UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Đền Hùng là điểm tựa tinh thần, là sức mạnh tâm linh, là điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đang sinh sống ở Kiên Giang, luôn hướng về nguồn cội với tấm lòng thành kính, biết ơn các bậc tiền nhân.

Trải qua năm tháng của lịch sử, ngôi đền thiêng liêng đã tồn tại trên 62 năm luôn đáp ứng nhu cầu chiêm bái, ngưỡng vọng của Nhân dân và khách thập phương đến dự Lễ Giỗ tổ hằng năm ngày một đông.

Để bảo tồn và phát huy di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hằng năm, năm 2015, dự án trùng tu, tôn tạo, xây dựng mở rộng đền Hùng được thực hiện bằng phương thức xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp tiền và hiện vật trên 56 tỷ đồng để xây dựng mới ngôi đền với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và khánh thành đúng vào dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016.

Từ khi “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, công tác bảo tồn và phát huy di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Kiên Giang lại được tăng cường hơn, cụ thể hóa bằng việc triển khai dự án “Trùng tu, tôn tạo, xây dựng mở rộng đền Hùng Tân Hiệp”. Đến nay, Đền Hùng đã có diện tích 20.000m2 với các hạng mục quy mô lớn tạo thêm dáng dấp uy nghiêm, cảnh quan khang trang, sạch đẹp, từ đó lượng du khách đến đây vào ngày Giỗ tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch ngày càng tăng. Cạnh đó, đây còn là điểm tổ chức thăm quan về nguồn, dã ngoại rất bổ ích cho các bạn trẻ từ các địa phương.

Ông Trịnh Đức Tiến, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Hiệp cho biết: “Từ năm 2010, Kiên Giang chọn lễ hội Đền Hùng Tân Hiệp là 1 trong 8 lễ hội tiêu biểu của tỉnh. Hằng năm, khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Hùng tại Tân Hiệp đã đón hàng ngàn lượt khách về thăm viếng, số lượng khách thăm quan du lịch không ngừng tăng lên”. 

Hằng năm cứ vào ngày Giỗ tổ, tại đây đã diễn ra nhiều hoạt động lễ hội rất nhộn nhịp, ý nghĩa. Cùng với các nghi lễ trang nghiêm tưởng nhớ đến các Vua Hùng là nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, như: Hội thi sinh vật cảnh; hội thi chọi chim cảnh; hội làm bánh chưng, không gian đờn ca tài tử; các giải võ thuật, cờ tướng, bóng đá mini, dưỡng sinh người cao tuổi, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, các trò chơi thiếu nhi; giải đua xe đạp Cúp Đền Hùng; chiếu phim lưu động…

Những ai có dịp thăm khu di tích lịch sử văn hóa này sẽ cảm nhận được khí thiêng sông núi tràn ngập khu đền, cảm nhận được bóng dáng của các Vua Hùng xưa cùng với sự đổi thay mạnh mẽ của đất trời Kiên Giang.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.