Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cơ hội cho các dự án kết nối văn hoá giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

Hương Trà - 01:12, 16/07/2024

Hội đồng Anh vừa thông báo chương trình tài trợ "Kết nối thông qua văn hóa" đã bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký. Chương trình tài trợ trị giá 700.000 bảng Anh được thiết kế nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa và nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.


Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2019, cho đến nay đã có 16 khoản tài trợ đã được trao cho các dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam
Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2019, cho đến nay đã có 16 khoản tài trợ đã được trao cho các dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo Ban Tổ chức, các ứng viên tại Việt Nam có thể nộp đơn xin tài trợ lên tới 10.000 bảng Anh (khoảng 320 triệu đồng) cho các dự án thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.

Chương trình nhận hồ sơ đăng ký cho tất cả các loại hình nghệ thuật, tuy nhiên các đề xuất có liên quan tới ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như tính đa dạng và hòa nhập có thể được ưu tiên trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng.

Các dự án được hỗ trợ bởi chương trình tài trợ “Kết nối thông qua văn hóa” phải bao gồm ít nhất một đối tác có trụ sở tại Vương quốc Anh và một đối tác có trụ sở tại Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức và nghệ sĩ trong việc phát triển các dự án sáng tạo.

Bà Donna McGowan, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, khẳng định: “Chúng tôi tự hào được hỗ trợ những hợp tác sáng tạo mới giữa Vương quốc Anh và Việt Nam thông qua các khoản tài trợ kết nối thông qua văn hóa. Những khoản tài trợ này sẽ giúp khơi dậy những ý tưởng lớn thông qua sự hợp tác.”

Theo bà Donna McGowan, Hội đồng Anh mong muốn giới thiệu các cơ hội hợp tác, và luôn chào đón các nghệ sỹ ở cả hai quốc gia cùng kết nối và thể hiện tài năng trên trường quốc tế. Các khoản tài trợ kết nối thông qua văn hóa không chỉ tạo ra những trao đổi nghệ thuật có ý nghĩa mà còn giúp mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn, từ đó làm phong phú thêm bối cảnh sáng tạo toàn cầu.

Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2019, cho đến nay đã có 16 khoản tài trợ đã được trao cho các dự án hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam.

Trong đó, dự án tiêu biểu nhận hỗ trợ của chương trình trong giai đoạn năm 2021 - 2022 là “Nghề thủ công dệt nên tương lai mới của thời trang bền vững” do nghệ sĩ Lê Thị Quỳnh Châu, Trung tâm Phát triển kinh tế và Bảo tồn văn hóa (CPED) hợp tác với nhà thiết kế người Anh, Victoria Ho thực hiện. Dự án được thực hiện ngay cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19 để quảng bá cho nghề dệt Zèng và cườm chì ở Việt Nam và Vương quốc Anh.

Kết thúc dự án, các nghệ sĩ không chỉ xây dựng được một cuốn cẩm nang mà còn triển khai được khóa đào tạo và cuộc thi thiết kế để thu hút sự chú ý nhiều hơn cho kỹ thuật dệt Dèng và cườm chì của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.