Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cô học trò dân tộc Thái vượt khó học giỏi

PV - 16:32, 03/06/2019

Gặp cô học sinh người dân tộc Thái Lang Thị Hồng Nhung tại Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (Đăk Lăk), với nụ cười hiền, Hồng Nhung chia sẻ về chặng đường học tập của bản thân để giành được giải Nhất môn Địa lý trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019: “Địa lý là môn em rất say mê, yêu thích. Môn học này giúp cho em hiểu biết về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá và đời sống của các dân tộc trên các vùng, miền khác nhau”.

Lang Thị Hồng Nhung. Lang Thị Hồng Nhung.

Sinh ra ở xã Ya Tmốt, huyện Ea Sup (Đăk Lăk), Lang Thị Hồng Nhung là con gái đầu trong gia đình có 3 chị em. Mẹ làm nghề nông, bố làm phu hồ quanh năm vất vả kiếm tiền lo cho các con ăn học. Tuổi thơ em gặp nhiều khó khăn. Những năm học THCS, em thường xuyên phải ăn mì tôm thay cơm hằng ngày. Mặc dù vậy, Hồng Nhung rất say mê các môn khoa học xã hội.

Trong quá trình học tập, ở trên lớp, Hồng Nhung luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Tối về, em chăm chỉ ôn luyện bài cũ và tìm hiểu thêm các kiến thức để mở mang sự hiểu biết. Trong lớp, Hồng Nhung luôn chiếm được cảm tình của thầy cô cũng như bạn bè bởi tinh thần cầu thị, lối sống chan hòa, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn.

Thầy Bùi Xuân Lễ, Phó Hiệu trưởng THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, tự hào cho biết: “Hồng Nhung là học sinh tiêu biểu của khối lớp 11. Em có tinh thần tự học tốt, thu thập kiến thức mỗi ngày. Nắm chắc bài học, ghi nhớ các chi tiết đặc trưng của từng vùng, miền, phân tích mối quan hệ các hiện tượng, đối tượng nhanh, bài làm có liên hệ thực tiễn tốt. Với cách trang bị kiến thức toàn diện, Hồng Nhung tham gia các kỳ thi đều đạt giải cao. Thành tích đó không phải là sự may mắn mà là kiến thức, năng lực thực sự của bản thân em”.

Nói về ước mơ của mình, Hồng Nhung chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp THPT, em sẽ thi vào Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh để sau này được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều dân tộc trên các vùng, miền của Tổ quốc”.

Nhìn gương mặt rạng rỡ, với ánh mắt đầy quyết tâm của em, tin rằng em sẽ biến ước mơ thành hiện thực, nối dài thêm danh sách trong bảng vàng truyền thống của Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng.

DŨNG ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.