Ngày xưa, ngay cả các đại thần khi đi đến đây đều phải xuống ngựa hay xuống kiệu rước khi vào Văn Miếu để tỏ lòng tôn kính, quyền thế phải nhường bước trước trí tuệ.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam hiện nay đều không biết chữ Hán Nho nên khi đến đây thấy có tấm bia và bát hương thì thi nhau đến thắp hương cúi lạy, khấn vái...
Câu chuyện bi hài này không chỉ diễn ra ở Văn Miếu Quốc Tử Giám mà còn phổ biến ở nhiều di tích đền, chùa, đình, miếu cổ-nơi có những tấm bia khắc chữ Hán Nôm nhưng không có phần dịch nghĩa bằng chữ quốc ngữ.
Cũng vì không đọc được chữ Nho, không có kiến thức về đình, chùa, đền, miếu nên phần lớn người dân Việt Nam khi đi khấn lễ đã sắm lễ sai, đặt lễ sai, hành lễ sai.
Chùa là nơi thờ Phật đồ lễ chủ yếu là hương hoa và đồ chay nhưng nhiều người không biết nên đã mang cả xôi, thịt vào lễ trong chùa. Có người lễ xong ở chùa thì mang cả đồ lễ và cành lộc hoa từ chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình.
Như vậy là không nên vì đồ đã cúng rồi không nên cúng lại, hơn nữa nhiều đồ cúng ở chùa rồi sẽ có chứa trường khí âm, khi mang về nhà sẽ ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
Từ những câu chuyện trên, nên chăng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến về việc cần có những bản dịch bằng chữ quốc ngữ bên cạnh những tấm bia, hoành phi viết bằng chữ Nho tại các di tích đình, chùa, đền, miếu cổ để người dân Việt Nam đều đọc và hiểu được các văn tự này, từ đó mới hành lễ cho đúng.
SÔNG LAM