Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cô giáo 9x từ bỏ nghề

PV - 16:05, 05/03/2019

Tốt nghiệp ngành sư phạm, ra trường đi dạy học được một năm, cô giáo dân tộc Mường, Lò Thị Trang quyết định chọn về xóm Đá Bia, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, quê hương mình để cùng bà con làm du lịch cộng đồng.

Quyết tâm khởi nghiệp

Ngôi nhà sàn mới xây với tấm biển bằng gỗ, đề tên Lake View homestay của gia đình Lò Thị Trang có vị trí đắc địa nhất nhì xóm Đá Bia. Mặt trước, là một khoảng vườn nhỏ nối ra bến thuyền, hướng tầm nhìn ra lòng hồ Hòa Bình mênh mông sóng nước, chung quanh là nhà của gia đình và bà con trong xóm.

Lò Thị Trang (áo đỏ) đón khách du lịch quốc tế tới thăm quan bản. Lò Thị Trang (áo đỏ) đón khách du lịch quốc tế tới thăm quan bản.

Nhớ lại cách đây khoảng hai năm, dù tốt nghiệp ra trường đi dạy, Trang vẫn quyết định rời bục giảng để theo đuổi đam mê, với mong muốn được làm giàu trên chính quê hương của mình, cũng như bạn bè quốc tế biết nhiều hơn tới mảnh đất giàu truyền thống, mến khách. Khi quyết định làm du lịch, Trang cũng mạnh dạn xin gia đình hỗ trợ và vay vốn, xây mới căn nhà sàn để tách biệt với ngôi nhà mình đang sống, tập trung vào kinh doanh.

“Gia đình Trang cũng như nhiều hộ dân trong xóm bao năm nay chỉ sống bằng nghề nông, lên rừng thu hái măng hay xuống hồ đánh bắt cá, bởi vậy, khi nói chuyển sang nghề mới đã thấy khó khăn rồi. Nhất là khi làm du lịch, phải mất nhiều thời gian mới đông khách, nên mọi người lại càng lo lắng”, Lò Thị Trang chia sẻ.

Ở xóm Đá Bia, mọi người đều giữ những nếp nhà sàn truyền thống của người Mường để sinh sống. Đây cũng là một trong những xóm trong khu vực lòng hồ Hòa Bình đã tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng được vài năm trở lại đây. Từ tháng 1/2018, Lake View homestay của Lò Thị Trang chính thức đi vào hoạt động, cùng tham gia với 58 thành viên trong các tổ nhóm dịch vụ trong xóm Đá Bia đón và phục vụ khách du lịch.

Ông Bùi Văn Mềnh, Trưởng xóm Đá Bia cho biết, gia đình nhà Trang là hộ thứ 4 triển khai làm du lịch cộng đồng trong xóm. Trước đó, trong xóm đã có gia đình Ngọc Nhềm, Đinh Thu, Quang Thọ làm du lịch cộng đồng khá thành công.

Lợi thế của tuổi trẻ

Lò Thị Trang sinh năm 1994, với lợi thế tuổi trẻ, Trang thường xuyên trau dồi ngoại ngữ, tự tin giao tiếp với khách bằng tiếng Anh để có thể giới thiệu về lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục của người Mường, cảnh đẹp bên lòng hồ Hòa Bình của quê hương mình.

Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty du lịch Đà Bắc CBT, đơn vị chuyên tổ chức đưa khách tới Đá Bia thăm quan, năm qua, xóm Đá Bia đón 183 đoàn, với hơn 2100 lượt khách du lịch. Trong đó, khách quốc tế là gần 1650 lượt. Doanh thu từ du lịch mang về cho bà con trong xóm là trên một tỷ đồng. Em Trang hiện là điều phối viên cho Đà Bắc CBT tại xóm Đá Bia, tham gia các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ đón tiếp khách, nấu ăn, hướng dẫn viên… cùng với bà con trong xóm góp phần đưa hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng trở nên chuyên nghiệp hơn.

Sau hơn một năm kinh doanh, cô gái Lò Thị Trang đã tự tin đón những đoàn khách với số lượng vài chục người hay những nhóm khách quốc tế đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Dấu ấn để du khách tìm đến bản Đá Bia ngày càng nhiều hơn là bởi, những du khách đến với bản Đá Bia đều được chào đón niềm nở, nhiệt tình; được tham gia vào các công việc thường ngày như làm nông, đi kéo rọ tôm, kéo vó cá, hay thu ngô, gặt lúa…

Một trong những bí quyết tăng hiệu quả du lịch cộng đồng mà cô gái 9X này đang thực hiện là cô biết tận dụng công nghệ để quảng bá về điểm du lịch cộng đồng vùng lòng hồ Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước thông qua mạng xã hội như facebook, zalo, website…

MINH  KHUÊ

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.