Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cô gái Gié Triêng khởi nghiệp với Cao chanh đường phèn

PV - 15:55, 13/02/2023

Trong khi tìm kiếm đầu ra cho quả chanh không hạt, cô gái người Gié Triêng Hồ Thùy Thị Linh (SN 1989, thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã nghiên cứu, chế biến sâu và cho ra đời sản phẩm Cao chanh đường phèn, bước đầu được thị trường đón nhận.

Chị Hồ Thị Thùy Linh (bên phải) giới thiệu sản phẩm cao chanh đường phèn mang tên Thùy Dương cho khách hàng. Ảnh: L.Q
Chị Hồ Thị Thùy Linh (bên phải) giới thiệu sản phẩm Cao chanh đường phèn mang tên Thùy Dương cho khách hàng. Ảnh: L.Q

Như một cơ duyên, Hồ Thùy Thị Linh biết đến Cao chanh đường chèn - công thức của y học Trung Quốc từ một người bạn chia sẻ. Nhiều năm công tác trong ngành Y, chị Linh áp dụng công thức và làm thử cho gia đình sử dụng hiệu quả như giảm các cơn ho, đờm và đau rát cổ họng... Dần dà, cô gái người Gié Triêng này làm nhiều hơn để chia sẻ cho bà con lối xóm và nhận lại nhiều phản hồi tích cực.

“Thời điểm năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi làm các sản phẩm Cao chanh đường phèn để tặng và giúp nhiều người trị ho, giảm hiệu quả các chứng đau, rát cổ họng hậu Covid-19. Từ đó, gia đình, bạn bè động viên nên vợ chồng tôi đầu tư, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm này”, chị Linh nói.

Theo Hồ Thị Thùy Linh, động lực để chị tự tin sản xuất Cao chanh đường phèn là giống chanh không hạt địa phương chất lượng tốt, bà con trồng nhiều, đạt chuẩn 3 sao OCOP nhưng đầu ra gặp khó. Chị tin tưởng, khi có một sản phẩm chế biến sâu và chất lượng sẽ bao tiêu được loại nông sản này. Rồi chị quyết định đầu tư cho sản phẩm Cao chanh đường phèn.

Linh tìm hiểu, nghiên cứu chọn lựa nguyên liệu chất lượng và xây dựng quy trình sản phẩm. Chị chia sẻ, chanh tươi sau khi thu mua sẽ ngâm qua muối để giảm đắng, sạch bụi bẩn. Sau đó, chanh được cắt lát, ngâm với đường phèn kết tinh và chưng trong 12 tiếng trong nồi đất tử sa ở nhiệt độ nhất định.

Sản phẩm cao chanh đường phèn Thùy Dương được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: L.Q
Sản phẩm Cao chanh đường phèn Thùy Dương được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: L.Q

“Tôi dùng nồi đất tử sa vì loại nồi này kín khí, không thoát hơi ra ngoài nên giữ được dược chất của chanh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm này hoàn toàn chỉ có 2 nguyên liệu là chanh và đường phèn, không có bất kỳ chất phụ gia, chất bảo quản nên an toàn cho người sử dụng”, chị Linh nói.

Sau 1 năm sản xuất và kinh doanh, hiện Cao chanh đường phèn Thùy Dương được nhiều khách hàng tin dùng và có mặt tại nhiều thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… 

Chị Linh trăn trở, đơn hàng khá nhiều nhưng cơ sở vẫn còn quy mô nhỏ lẻ, không thể đáp ứng. Do đó, thời gian tới, vợ chồng chị Linh sẽ tập trung mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh thương mại cho sản phẩm. Đồng thời phát huy kiến thức y học sẵn có để nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm khác từ chanh để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần giúp bà con vùng cao yên tâm sản xuất, vươn lên thoát nghèo.  

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.