Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chuyên gia UNESCO khảo sát Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Hải Minh - 11:02, 10/11/2023

Vừa qua, Đoàn chuyên gia UNESCO do ông Guy Martini, cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO làm trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng về phân tích thực trạng Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng theo các tiêu chí của UNESCO. Sau khi khảo sát các tuyến tham quan, đoàn chuyên gia UNESCO đánh giá tỉnh Cao Bằng đã xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực Công viên địa chất đáp ứng được 50% yêu cầu đặt ra.

Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phát biểu tại buổi làm việc ở Cao Bằng.
Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phát biểu tại buổi làm việc ở Cao Bằng.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hội đồng (Công viên Địa chất) CVĐC toàn cầu UNESCO Guy Martini khuyến nghị UBND tỉnh cần thực hiện các nhiệm vụ: Sớm ấn định thời gian, kế hoạch tổ chức, thông báo cho các quốc gia đăng ký dự hội nghị; hoàn thiện các phương án làm thủ tục đăng ký tham dự nhanh gọn, chính xác. Tiếp tục quan tâm bảo vệ, quản lý di sản địa chất nổi tiếng Mắt Thần núi, thác Bản Giốc… 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng cũng đề nghị các cấp, sở, ngành của tỉnh Cao bằng tiếp tục  nghiên cứu, đầu tư thêm cho điểm di sản để trở thành vệ tinh trải nghiệm du lịch phong cảnh non nước Cao bằng phong phú, thu hút du khách khi đến điểm di sản nổi tiếng; xúc tiến hoàn thiện sớm tuyến thứ 5 kết nối CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Đây là hai điểm đến quan trọng cho khách quốc tế trải nghiệm khi đến dự hội nghị… 

Tiếp tục hoàn thiện các chương trình quảng bá, truyền thông 5 tuyến CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với bạn bè quốc tế về cảnh đẹp 4 mùa của Cao Bằng để lựa chọn chuyến đi đến Cao Bằng theo sở thích…

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng CVĐC toàn cầu cũng đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng được thiết kế đẹp, chắc chắn; công tác đảm bảo an toàn cho du khách tham quan được tỉnh chú trọng và quan tâm như lắp gương cầu, kẻ vạch qua đường tại số một điểm di sản..

Tuy nhiên, tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đang tồn tại một số hạn chế cần khắc phục ngay trong thời gian tới như: một số biển thông tin mới được đầu tư nhưng đã xuống cấp; một số điểm di sản không có lối đi cho du khách, bố trí điểm đỗ xe không hợp lý...

 Đặc biệt, công tác quản lý chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả. Cụ thể, các địa phương thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng được tỉnh quan tâm đầu tư không đồng đều hoặc được đầu tư nhưng thiếu sự tư vấn của Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Tại một số điểm di sản, người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, biển thông tin đối tác không được treo lên, một số điểm di sản có tính chất khác biệt đã có sự can thiệp của người dân làm thay đổi hiện trạng tự nhiên của điểm di sản đó...

Đoàn chuyên gia UNESCO đề nghị tỉnh Cao Bằng cần xây dựng một số biển báo ở các điểm di sản để thu hút sự chú ý của du khách. Trong công tác quản lý, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, người dân thuộc khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo dõi và quản lý tốt các điểm di sản, đặc biệt là các điểm di sản có tính chất khác biệt cần phải giữ nguyên hiện trạng. 

Đặc biệt, tỉnh Cao Bằng cần trao một số quyền cụ thể cho Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng để trực tiếp xử lý dứt điểm các vi phạm có thể xảy ra; cho phép phân cấp quản lý các điểm di sản cho Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; xây dựng đội ngũ Ban quản lý, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có đủ năng lực chuyên môn, hiểu biết và khả năng quản lý các điểm di sản thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng...

 Ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn chuyên gia UNESCO
Ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn chuyên gia UNESCO

Ghi nhận những đánh giá và đề xuất, kiến nghị của Đoàn chuyên gia UNESCO, thay mặt Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng xin được tiếp thu, đồng thời kiến nghị Đoàn chuyên gia UNESCO sớm có kế hoạch tổng thể, chi tiết để khắc phục những hạn chế trong bảo vệ và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng để tỉnh Cao Bằng có căn cứ, thông tin triển khai trong thời gian tới. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng mong muốn các chuyên gia tiếp tục đề xuất biện pháp để bảo vệ các điểm hóa thạch lộ thiên; cách hướng dẫn du khách tham quan có thể nhận biết, cảm nhận giá trị các điểm di sản thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng...

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.