Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

    Đồng bào Gia Rai nâng niu giọt nước

    Chuyên đề - 07:45, 03/12/2023

    Cùng với việc giữ gìn những nghi lễ truyền thống đặc sắc như Lễ cúng nhà rông, mừng năm mới, bỏ mả… đồng bào Gia Rai còn rất chú trọng đến Lễ cúng giọt nước. Đồng bào xem đây một nghi lễ quan trọng nhằm cầu xin thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
  • Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

    Bình Thuận: Đẩy mạnh công tác truyền thông Chương trình MTQG 1719

    Chuyên đề - 07:20, 03/12/2023

    Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
  • Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

    Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

    Chuyên đề - 06:54, 03/12/2023

    Những bộ trang phục truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trang phục truyền thống càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Lô Gang sinh sống, đồng bào đang nỗ lực lưu giữ được những nét văn hóa riêng bằng việc duy trì việc mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày.
  • Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

    Chuyện về những giáo viên hết lòng vì học sinh ở vùng biên xứ Thanh

    Chuyên đề - 06:46, 03/12/2023

    Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
  • Đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

    Đánh thức tình yêu văn hóa dân tộc trong giới trẻ

    Chuyên đề - 06:39, 03/12/2023

    Nhằm “đánh thức” tình yêu văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ, Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI đã được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bạn trẻ, đặc biệt là nghệ nhân trẻ DTTS - những người kế thừa, tiếp nối giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
  • Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

    Bình Liêu (Quảng Ninh): Tập trung xóa bỏ các định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới nơi vùng sâu, vùng xa

    Chuyên đề - 06:33, 03/12/2023

    Thực hiện nội dung số 1 của Dự án 8 về tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm phù hợp với phụ nữ DTTS vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, tạo nên những chuyển biến tích cực.
  • Nhiều nguồn lực xóa nhà tạm, giúp hộ nghèo ở Văn Bàn “an cư lạc nghiệp”

    Nhiều nguồn lực xóa nhà tạm, giúp hộ nghèo ở Văn Bàn “an cư lạc nghiệp”

    Chuyên đề - 06:30, 03/12/2023

    Văn Bàn là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua, cùng với việc triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từ nhiều nguồn lực, huyện đã và đang tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ nghèo, hộ DTTS yên tâm an cư, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Mô hình dòng họ đẩy lùi tệ nạn ma túy- Sáng kiến hiệu quả ở huyện vùng cao Mèo Vạc

    Mô hình dòng họ đẩy lùi tệ nạn ma túy- Sáng kiến hiệu quả ở huyện vùng cao Mèo Vạc

    Chuyên đề - 06:27, 03/12/2023

    Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, huyện Mèo Vạc có hơn 96% đồng bào DTTS sinh sống. Để hạn chế tình trạng tệ nạn ma túy len lỏi vào từng ngõ ngách mỗi thôn, bản, Mèo Vạc đã cho ra mắt nhiều mô hình dòng Họ về tự quản về an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn ma tuý, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh… Qua đó, đã góp phần đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Hiệu quả vận động của Người có uy tín xóm Tiềng

    Hiệu quả vận động của Người có uy tín xóm Tiềng

    Chuyên đề - 06:24, 03/12/2023

    Tại vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở. Ông Bùi Văn Thao, dân tộc Mường, Trưởng xóm, Người có uy tín xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong ( Hòa Bình) chính là Người có uy tín như thế.
  • Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo đột phá giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn (Bài 10)

    Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo đột phá giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn (Bài 10)

    Chuyên đề - 15:26, 02/12/2023

    Đời sống được nâng lên một bước; bản sắc văn hóa được gìn giữ, phát huy… là hiệu quả của các chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Pà Thẻn trong những năm qua. Thời gian tới, việc nâng cao năng lực sản xuất, trình độ của lực lượng lao động để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp đột phá để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn.