Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”: Cơ hội để nông dân gia tăng giá trị nông sản

PV - 14:55, 04/04/2019

Phương pháp của Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) là theo suốt quá trình học tập, thực hành quản trị sản xuất của các chủ hộ sản xuất. Trong Chương trình này, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, tạo ra “sân chơi” với những quy định chặt chẽ để nông dân gia tăng giá trị của nông sản.

Bằng Cả là xã miền núi của huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), nơi có trên 97% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Ngày 06/3/2019 vừa qua, xã đã tổ chức đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Đây được cho là một kỳ tích, bởi năm 2011, khi bắt tay xây dựng NTM, Bằng Cả mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí.

Nhưng sau 8 năm, Bằng Cả đã đạt 19/19 tiêu chí, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,81%. Đặc biệt, cũng chủ yếu dựa vào sản xuất nông-lâm nghiệp nhưng thu nhập bình quân của Bằng Cả đạt trên 41 triệu đồng/người/năm-là con số mơ ước của nhiều địa phương thuộc vùng nông thôn, miền núi.

Một trong những “cú hích” thực sự để người dân xã Bằng Cả tăng thu nhập là khi Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn. Không có nhiều nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như các chương trình, dự án khác, nhưng đổi lại, OCOP khơi dậy được sự tự tin, tự lực và sáng tạo của người dân trong xã để phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc thù của địa phương.

Rượu Bâu được giới thiệu tại Hội làng Bằng Cả. Rượu Bâu được giới thiệu tại Hội làng Bằng Cả.

Rượu Bâu, một sản phẩm truyền thống của đồng bào Dao ở Bằng Cả là ví dụ. Hiện diện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày bao đời nay của đồng bào dân tộc Dao, hầu như gia đình nào ở Bằng Cả cũng biết cách làm rượu Bâu; nhưng cũng chỉ sử dụng trong gia đình hoặc vào những dịp quan trọng như lễ, Tết.

Trao đổi với ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chúng tôi biết thêm nhiều chi tiết thú vị liên quan đến việc đưa rượu Bâu của người Dao ở Bằng Cả thành một sản phẩm OCOP. Ông Thắng cho hay, ở Bằng Cả nhà nào cũng biết nấu rượu Bâu, nhưng mỗi nhà lại có công thức chế biến cũng như cách nấu riêng, tuỳ theo bí quyết gia truyền của từng gia đình, dòng họ.

Do đó, phải tạo ra một “sân chơi” công bằng cho “các nhà chế biến rượu Bâu” để định vị được công thức đặc trưng. Cán bộ OCOP huyện Hoành Bồ đã hướng dẫn các hộ dân tham gia, thành lập Công ty Cổ phần Sản phẩm truyền thống Bằng Cả, đưa tư vấn hỗ trợ để cùng các hộ lựa chọn, đưa ra công thức nấu rượu đạt chất lượng tốt nhất, từ đó chuẩn hóa thành quy trình sản xuất khoa học. Lúc này công thức nấu rượu Bâu không còn là của riêng ai nữa mà là tài sản chung của cộng đồng dân tộc Dao ở Bằng Cả.

“Đây là khâu đầu tiên, nhưng để thương mại hóa sản phẩm rượu Bâu thì phải trải qua một quá trình dài. Trong đó khâu quan trọng nhất vẫn là phải tập huấn cho người dân có đủ kiến thức, kỹ năng để tăng giá trị của sản phẩm”, ông Thắng chia sẻ.

Cầm chai rượu Bâu có mẫu mã bắt mắt, ông Thắng cho biết, trước đây rượu Bâu “tính bằng lít”, sau đó “nâng cấp” lên đựng trong các chai nhựa dung tích 350ml, 500ml. Hiện nay thì đã được đóng chai thủy tinh, có bao bì mẫu mã rất đẹp. Giờ sản phẩm rượu Bâu truyền thống của người Dao ở Bằng Cả đã vượt ra khỏi “lũy tre làng” nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình OCOP. Sản phẩm đã được thị trường trong huyện, rồi đến cả thị trường trong tỉnh đón nhận tích cực. Câu chuyện này cho thấy, kể cả những người dân có trình độ thấp ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể tham gia và làm giàu được từ Chương trình OCOP.

Đánh giá chung về OCOP, ông Thắng cho rằng, phương pháp của Chương trình là tạo ra một “sân chơi” cho người nông dân. Trọng tâm của OCOP là phát triển nội sinh, tức là khơi dậy nội lực của người dân và cộng đồng. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

“Các chủ thể có ý tưởng, dự án được phê duyệt sẽ được hỗ trợ tập huấn, đào tạo về kiến thức, phương pháp triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, các chủ thể sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn triển khai với các hoạt động chính như kiện toàn tổ chức kinh tế, huy động nguồn lực (đối tác, thị trường, vốn…), hoàn thiện quy trình công nghệ…”, ông Thắng cho biết thêm.

Các chủ thể có ý tưởng, dự án được phê duyệt sẽ được hỗ trợ tập huấn, đào tạo về kiến thức, phương pháp triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, các chủ thể sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn triển khai với các hoạt động chính như kiện toàn tổ chức kinh tế, huy động nguồn lực (đối tác, thị trường, vốn…)...”- Ông Ngô Tất Thắng,  Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.