Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV người DTTS: Tập trung hướng về cơ sở

Hiếu Anh - 18:43, 07/05/2021

Vừa qua, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong danh sách này có nhiều ứng cử viên (UCV) người DTTS đến từ các địa phương, đơn vị, lĩnh vực công việc nhau. Tuy nhiên, trong Chương trình hành động họ có chung một điểm là hướng về cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về chia sẻ của một số ứng cử viên đại biểu Quốc hội người DTTS.

Ứng cử viên Quàng Thị Nguyệt: Tôi rất quan tâm vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình
Ứng cử viên Quàng Thị Nguyệt: Tôi rất quan tâm vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình

ƯCV Quàng Thị Nguyệt: " Tôi luôn quan tâm vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình"

Ứng cử viên Quàng Thị Nguyệt, sinh năm 1997, dân tộc Khơ Mú. Cô tốt nghiệp cử nhân ngành công tác xã hội, tại Học Viện Phụ Nữ Việt Nam. Hiện cô là hội viên hội nông dân, cư trú tại Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Đây là ứng cử viên trẻ nhất cả nước tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và những vấn đề đã và đang diễn ra tại nơi cư trú, ứng cử viên nhận thấy, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Qua đó, từng bước loại bỏ được những định kiến “trọng nam khinh nữ”, các vụ bạo hành gia đình có xu hướng giảm theo từng năm. 

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như: phong tục tập quán, và trình độ nhận thức nên vấn đề “trọng nam khinh nữ”, bạo lực gia đình vẫn diễn ra và vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận Nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Đây đã và đang là vấn đề mà nhiều cử tri rất quan tâm, nhất là những cử tri thuộc thành phần yếu thế trong xã hội.

"Do đó, nếu được bầu cử là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cùng với các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Điện Biên, kiến nghị với lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược; đồng thời đề xuất với Quốc hội ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực gia đình và tiến tới việc bình đẳng giới trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn", ứng cử viên Quàng Thị Nguyệt khẳng định.

ƯCV Võ Thị Minh Sinh: Quyết tâm triển khai có hiệu quả các mô hình sinh kế.

Ứng cử viên Võ Thị Minh Sinh, sinh năm 1970, dân tộc Thổ. Hiện bà là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Võ Thị Minh Sinh tốt nghiệp Đại học Thương mại, chuyên ngành Hạch toán, kế toán. 

Với 30 năm kinh nghiệm công tác, bà Võ Thị Minh Sinh đã từng trải qua nhiều đơn vị với các chức vụ khác nhau như: Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp; Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Ứng cử viên ĐBQH Võ Thị Minh Sinh (áo đỏ) trao tặng nhà Đại Đoàn kết cho người dân
Ứng cử viên ĐBQH Võ Thị Minh Sinh (áo đỏ) trao tặng nhà Đại Đoàn kết cho người dân

Chia sẻ về Chương trình hành động của mình, bà Sinh cho biết: Nếu có cơ hội được làm đại biểu Quốc hội khóa XV, bà sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm để thực hiện tốt chương trình hành động của cả nhiệm kỳ. Đồng thời, kết hợp với vai trò là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An, bà sẽ cùng các cấp, ngành triển khai có hiệu quả các mô hình sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm thoát nghèo bền vững. 

"Cùng với đó là việc, triển khai có hiệu quả chuyển đổi số trong công tác Mặt trận, trong đó có hệ thống tương tác giữa Nhân dân, Mặt trận với chính quyền nhằm tiếp nhận, giám sát việc giải quyết và trả lời kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri mọi lúc, mọi nơi trên địa bàn toàn tỉnh, đây là nội dung mà cử tri rất quan tâm", bà Sinh nói.

Ứng cử viên ĐBQH Trần Thị Hạnh Quyên tâm huyết với y tế cơ sở
Ứng cử viên ĐBQH Trần Thị Hạnh Quyên tâm huyết với y tế cơ sở

ƯCV Trần Thị Hạnh Quyên: Mong muốn phát triển y tế cơ sở

Ứng cử viên Trần Thị Hạnh Quyên, sinh năm 1989, dân tộc Nùng, quê quán, xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, hiện là bác sĩ Bệnh viện A Thái Nguyên

Với vị trí là một bác sĩ, bà Trần Thị Hạnh Quyên bày tỏ, ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với mong muốn có những đề xuất với Quốc Hội: Đổi mới hơn nữa cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Đồng thời, thực hiện việc cải thiện chính sách đãi ngộ với nhân lực hoạt động trong ngành y tế; Đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng trở thành then chốt của hệ thống y tế trong bối cảnh các bệnh không lây nhiễm ngày càng phát triển cùng với sự xuất hiện của những bệnh lây nhiễm mới mang tính đại dịch toàn cầu.

Bà Trần Thị Hạnh Quyên cũng cho biết, sẽ nỗ lực hành động nhằm góp phần nâng cao hoạt động của y tế cơ sở, hướng tới mục tiêu tất cả mọi người dân đều được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng khi cần mà không phải chịu quá nhiều khó khăn về tài chính; trong đó đặc biệt chú trọng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi. Xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên tham gia hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.