Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Chương trình 135- 20 năm đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 16:48, 28/12/2018

Ngày 28/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Chương trình 135 –dấu ấn 20 năm đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đồng chí nguyên Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo, công chức các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo, công chức đại diện Ban Dân tộc một số tỉnh, thành phố; các tổ chức quốc tế.

13575824_2812 - Tt Y Thong phat bieu_18-12-28 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông phát biểu tại Hội thảo.

Trong  20 năm qua, trong từng giai đoạn, Chương trình 135 được thực hiện theo những mô hình khác nhau nhưng đều có mục tiêu, nội dung cụ thể phù hợp thực trạng kinh tế-xã hội của địa bàn cũng như khả năng cân đối nguồn lực cho Chương trình. Từ xuất phát điểm rất thấp, đến nay, hầu hết các xã ĐBKK đã có đầy đủ các công trình hạ tầng. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn...Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn giảm nhanh theo từng giai đoạn (giai đoạn 1999-2005, giảm 4,5%/năm; giai đoạn 2006 đến nay giảm khoảng 3,5%/ năm).

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; ông Võ Văn Bảy, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135 trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 19 cá nhân thuộc các bộ, ngành. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông; ông Võ Văn Bảy, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135 trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 19 cá nhân thuộc các bộ, ngành.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cho biết: 20 năm qua, Chương trình đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn: hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng DTTS, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK được đầu tư với hàng ngàn công trình; nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và cách làm mới đã tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho đồng bào DTTS, giúp bà con vươn lên thoát nghèo  ở khắp các địa phương. Nhờ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức quốc tế mà Chương trình 135 trở thành "thương hiệu" của Ủy ban Dân tộc nói riêng, Việt Nam nói chung trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm gửi lời cảm ơn các thế hệ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các thế hệ lãnh đạo, công chức đã và đang công tác trong lĩnh vực quản lý, điều hành Chương trình 135 tại Ủy ban Dân tộc; các bộ, ngành Trung ương, địa phương ; các cơ quan và tổ chức quốc tế đã dành sự quan tâm, gắn bó, đồng hành cùng Chương trình 135 nói riêng, Ủy ban Dân tộc nói chung trong suốt 20 năm qua để góp phần chung tay vì người nghèo, nhất là người nghèo DTTS để không ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

3.Toàn cảnh Hội thảo  Toàn cảnh Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu thống nhất đánh giá cao kết quả to lớn, dấu ấn của Chương trình 135 đạt được trong 20 năm qua. Nhờ đó, diện mạo vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi đáng kể. Chương trình 135 đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý chỉ đạo điều hành của các bộ, ngành Trung ương; sự đón nhận, ủng hộ  của địa phương và người dân; sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của nhiều cơ quan Chính phủ và tổ chức quốc tế. Các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế; đồng thời kiến nghị một số giải pháp tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 135 trong giai đoạn tới.

Nhân dịp này, để ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp giảm nghèo vùng DTTS, vùng ĐBKK, Ủy ban Dân tộc đã trao tặng  Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 19 cá nhân thuộc các bộ, ngành đã có thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

HUYỀN HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.