Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình

Minh Thu - 11:01, 27/06/2024

Bạo lực gia đình hiện là một vấn nạn, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho chủ thể là phụ nữ, trẻ em, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tương lai của các nạn nhân.

Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh tập huấn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới tại TP. Uông Bí.
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh tập huấn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới tại TP. Uông Bí

Những nỗi ám ảnh dai dẳng...

Từ lâu, gia đình vốn được xem là tổ ấm của mỗi người, nơi mà mỗi cá nhân luôn cảm thấy được bao bọc, chở che. Nhưng, trong thực tế cuộc sống, nhiều gia đình không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, va chạm bởi nhiều lý do. Và đau xót hơn khi nhiều người bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình.

Như trường hợp chị Hoàng Thị S., dân tộc Giáy ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một người phụ nữ phải cam chịu bạo hành tinh thần từ nhiều năm nay. Chồng chị S. lười biếng, không chịu làm ăn, những thường xuyên mắng chửi vợ.

Theo các chuyên gia tâm lý, xã hội học, nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, nghiện ma túy, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật… Không khó để nhận thấy, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng thêm trầm trọng. Khi đó, tình trạng bạo hành cả về thể chất và tinh thần là điều khó tránh khỏi.

Chị S. tâm sự: “Với tôi, cuộc sống vợ chồng bây giờ cũng chưa hẳn là bạo lực về thể xác, mà đa phần là bạo lực về tinh thần. Nhiều khi tôi rất muốn từ bỏ cuộc sống này nhưng khi nghĩ lại vì con cái tôi lại phải cam chịu, gắng sống tiếp”.

Hay như trường hợp chị Lò Thị H. ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thường xuyên chịu cảnh bị chồng bạo hành. Mỗi khi say rượu, chồng chị H. lại đánh đập, mắng chửi vợ, để lại những đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, chị H. vẫn không dám chia sẻ với người thân, bởi sợ tiếp tục bị chồng đánh, bởi thương những đứa con còn nhỏ dại, và cũng bởi chính tư tưởng phụ nữ là phải chấp nhận thân phận...

Những trường hợp như chị S., chị H. hiện nay không phải là hiếm ở vùng đồng bào DTTS. Rất may mắn cho những người như chị S, chị H là đã được chính quyền địa phương, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ vào cuộc và kịp thời ngăn chặn những diễn biến xấu. Vẫn còn rất nhiều trường hợp bạo hành (cả thể xác và tinh thần đối với phụ nữ, trẻ em) chưa được ngăn chặn, vẫn âm ỉ đâu đó trên các bản làng vùng cao, vùng đồng bào DTTS.

Một buổi sinh hoạt chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình tại Chi hội Phụ nữ thôn Đông, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Hoàng Giang).
Một buổi sinh hoạt chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình tại Chi hội Phụ nữ thôn Đông, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Hoàng Giang)

Theo các chuyên gia tâm lý, xã hội học, nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, nghiện ma túy, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật… Không khó để nhận thấy, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng thêm trầm trọng. Khi đó, tình trạng bạo hành cả về thể chất và tinh thần là điều khó tránh khỏi.

Nhưng, đi sâu vào vấn đề, “Bất bình đẳng giới“ mới chính là nguyên nhân sâu xa nhất. Lẽ ra, đối với công việc chung trong gia đình, hai vợ chồng phải cùng chung vai gánh vác, nhưng người chồng với thói gia trưởng gần như đứng ngoài cuộc, do đó mà người phụ nữ cùng một lúc đảm đương nhiều việc, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Ngoài ra, một động cơ khác làm gia tăng tình trạng bạo lực gia đình chính là sự cam chịu từ phía nạn nhân, thường là phía người vợ. Với lối suy nghĩ “Xấu chàng hổ ai”, nên tuy bị đánh đập, ức hiếp nhưng đa phần họ vẫn chọn cách im lặng và chịu đựng. Một điều rất thương tâm là, sống trong một gia đình thường xuyên bị bạo lực, nhiều trẻ em lớn lên đã mang theo một nỗi ám ảnh tinh thần trước những ứng xử thô bạo của cha mẹ với nhau.

Hành động quyết liệt để chấm dứt bạo lực gia đình

Một cảnh trong tiểu phẩm tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình của phụ nữ tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: CTV).
Một cảnh trong tiểu phẩm tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình của phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh: CTV)

Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm, dành nhiều chính sách để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình với hệ thống chính sách, pháp luật khá đầy đủ và hoàn thiện. Như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 đã đưa Việt Nam trở thành một trong số quốc gia tiên phong luật hóa những vấn đề cơ bản trong hiến chương của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực và giảm tình trạng bạo lực gia đình theo từng năm cả về số vụ và mức độ bạo lực. Ngày 14/11/2022, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên cạnh Luật và các Nghị định, nhiều chính sách phòng, chống bạo lực gia đình cũng được triển khai quyết liệt. Qua đó, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động để từng bước giảm dần bạo lực gia đình và kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống bạo lực gia đình (Ảnh minh họa).
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống bạo lực gia đình (Ảnh minh họa).

Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của toàn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Chế tài đã có, hành lang pháp lý đã đầy đủ, do đó, việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng, rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan và các thành viên trong xã hội để tiến tới chấm dứt bạo lực gia đình.

Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2023, cả nước có 3.122 hộ xảy ra bạo lực gia đình với hơn 3.240 vụ. Trong đó, bạo lực thân thể xảy ra nhiều nhất với 1.520 vụ, tiếp đến là bạo lực tinh thần 1.404 vụ, bạo lực kinh tế 230 vụ và bạo lực tình dục 110 vụ. Có 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình, gồm có 2.628 nữ và 565 nam. Tổng số người gây bạo lực gia đình năm 2023 là 3.208 người, trong đó nam giới là đối tượng chủ yếu gây ra các vụ bạo lực gia đình, tỷ lệ cao gấp 5 lần so với nữ giới. Số người gây bạo lực gia đình chịu các hình thức xử lý là hơn 2.900 người; trong đó, có 129 người bị xử lý hình sự.








Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.