Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Ngọc Thu - 11:05, 18/04/2024

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.

Xây dựng xã NTM giúp thôn làng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao
Xây dựng xã NTM giúp thôn làng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao

"Lỗi hẹn" trước những tiêu chí mới

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh có 91/182 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 50%. Tuy nhiên, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây nên 91 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020, khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới.

Ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân, huyện Ia Pa cho biết: Tính đến thời điểm này, xã Kim Tân đã đạt được 17/19 tiêu chí. Trong đó, còn 2 tiêu chí đang vướng, cụ thể là tiêu chí 12 về lao động việc làm. Ngoài ra, xã còn tiêu chí 17.7 đó là xử lý rác thải rắn nguy hại. Một tiêu chí nữa khó đạt là 17.8 về tỷ lệ nhà tắm, nhà tiêu bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong năm 2024, xã đã đăng ký chương hỗ trợ nhà tắm, nhà tiêu bể chứa nước sinh hoạt cho người dân của 2 thôn đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, còn có nhiều xã lỡ hẹn về đích NTM. Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai có 9 xã đăng ký "về đích" xây dựng NTM. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, chỉ có 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, 7 xã còn lại đành "lỡ hẹn" sang những năm sau.

Xã Ia Ko phấn đấu về đích NTM năm 2023 nhưng đến nay, xã mới đạt 13/19 tiêu chí NTM
Xã Ia Ko phấn đấu về đích NTM năm 2023 nhưng đến nay, xã mới đạt 13/19 tiêu chí NTM

Điển hình như, Ia Ko là xã ở khu vực vùng xa, có nhiều khó khăn đặc thù của huyện Chư Sê. Toàn xã hiện có hơn 1.340 hộ, hơn 6.000 khẩu, trong đó 62% dân số là người DTTS. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi truyền thống, kinh tế - văn hóa - xã hội còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc huy động các nguồn kinh phí đóng góp xây dựng NTM rất hạn chế. 

Năm 2023, xã Ia Ko là 1 trong 9 xã trên địa bàn tỉnh, đăng ký đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023. Tuy nhiên đến nay, Ia Ko mới đạt 13/19 tiêu chí NTM. Còn 6 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm.

Tương tự, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh có 6 thôn, làng với 1.063 hộ/4.186 khẩu, hơn 80% dân số là người Gia Rai, 5 làng đồng bào Gia Rai đã được quy hoạch bài bản, đường làng ngăn nắp, xanh, sạch, đẹp. Năm 2023 các ngành các cấp của huyện cùng với sự nỗ lực của xã, của người dân xây dựng các tiêu chí NTM, đến nay qua đánh giá đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt nên xã đành "lỗi hẹn" với NTM.

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến xã Ia Mơ Nông chưa về đích NTM, là việc triển khai thực hiện tiêu chí quy hoạch chậm, dẫn đến việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư đến nay chưa giải ngân được. 

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí Trung ương cấp về cho địa phương cũng chậm nên tiến độ thực hiện các tiêu chí chậm. Ngoài ra, việc xã Ia Mơ Nông từ vùng 2 lên xã vùng 1 nên nhiều hộ đồng bào DTTS không còn được hưởng chính sách ưu đãi như bảo hiểm y tế, nguồn vốn vay...

Xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh ""lỗi hẹn" về đích NTM năm 2023 do Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 có sự điều chỉnh
Xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh "lỗi hẹn" về đích NTM năm 2023 do Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 có sự điều chỉnh

Giai đoạn 2017 - 2020, huyện Chư Păh có 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, áp dụng theo bộ tiêu chí mới, dẫn đến các xã đang phấn đấu về đích NTM đều bị giảm về số tiêu chí đạt. Nhiều xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các tiêu chí như: thu nhập, y tế, môi trường…

Bảo vệ nâng cao tiêu chí, xây dựng NTM bền vững

Mới đây, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện NTM, giai đoạn 2021 - 2025, ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cho hay: Theo kế hoạch năm 2023, có 9 xã đăng ký đạt chuẩn NTM, tuy nhiên hiện nay rà soát lại, có khả năng 5 xã đạt chuẩn NTM. Nếu như từ giờ đến những ngày còn lại, chúng ta có cố gắng cao thì sẽ được 6 xã. Các xã đã đạt NTM, trong thời gian tới tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí để đạt NTM theo tiêu chí trong giai đoạn này. 

Đánh giá từ thực tế, sau 13 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của 182 xã trong tỉnh đã có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao. Việc áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025, dù nhiều xã đang lúng túng và đối diện với nguy cơ "rớt" chuẩn NTM hay "lỗi hẹn" với NTM, nhưng việc xây dựng và áp dụng tiêu chí mới, là sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội, mong muốn các xã NTM phải ngày càng phát triển và khởi sắc hơn, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng phải được nâng lên. 

Việc phải làm là, các địa phương cần tiếp tục rà soát lại các tiêu chí, có những giải pháp căn cơ, hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn, tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để duy trì bảo vệ các tiêu chí, tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt kết quả cao, bền vững trong giai đoạn tới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.