Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chung cư tăng giá, cung chưa bắt kịp cầu

PV - 14:22, 07/01/2022

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán nhưng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục duy trì sự sôi động tại nhiều phân khúc.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Đáng chú ý, giá nhà ở tăng mạnh khiến giấc mơ an cư của nhiều người trẻ tại các thành phố lớn khó thực hiện.

Các chuyên gia nhận định, tình trạng mất cân bằng cung - cầu, giá bất động sản được dự báo sẽ bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới trong năm 2022. Giá nhà có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm 2022; trong đó có phân khúc chung cư.

Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, nguồn cung mới ra thị trường chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Tính đến cuối năm 2021, bất động sản tại nhiều khu vực vẫn tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc về cả lượt tìm kiếm, giá bán lẫn giao dịch.

Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn Nguyễn Quốc Anh phân tích, sau khi giãn cách được nới lỏng thì nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng trở lại. Loại hình chung cư có sự ổn định, phục hồi tốt trong năm 2022. Cùng đó, sự quan tâm của loại hình chung cư cho thuê quay lại sẽ giúp mặt bằng giá tăng.

Phân khúc nhà riêng, nhà phố bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch cũng được kỳ vọng sẽ quay trở lại nhưng mặt bằng giá sẽ ổn định, chỉ tăng ở một số khu vực nhất định. Cùng đó, đất nền cũng tiếp tục nhận được sự quan tâm nên mặt bằng giá sẽ tăng, nhất là ở khu vực có quy hoạch, dự án đầu tư công được đẩy mạnh.

Đặc biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đều chung kỳ vọng, đầu tư công, nhất là hạ tầng sẽ trở thành động lực quan trọng giúp thị trường bất động sản hồi phục và tăng tốc nhanh vào năm 2022.

Giám đốc cấp cao Công ty nghiên cứu thị trường CBRE Dương Thùy Dung nhận định, mặc dù nguồn cung căn hộ sẽ tăng gấp đôi trong năm 2022 và phân khúc nhà liền thổ cũng sẽ tăng 20 - 30% so với năm 2021 nhưng so với nhu cầu thì vẫn chưa đáp ứng được.

Bởi vậy, trong vòng 2 năm tới, tình trạng lệch pha về cung cầu vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công, giá vật liệu xây dựng vẫn tiếp đà tăng. Tất cả các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá nhà ở trong năm 2022 và những năm tiếp đó.

Triển vọng khả quan sẽ đến với thị trường bất động sản nhà ở tại các tỉnh lân cận của TP Hồ Chí Minh trong năm 2022; đón nhận những tín hiệu tích cực từ cả cung cầu và giá bán. Đặc biệt, thị trường nhà ở vùng ven tại TP Hồ Chí Minh như Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, thành phố Thủ Đức sẽ thu hút vốn đầu tư nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng ở những khu vực này - bà Dung nhận xét.

Tuy nhiên, trước đà tăng của giá nhà ở như hiện này, giấc mơ an cư của nhiều người trẻ tại các thành phố lớn dự báo sẽ khó thực hiện, nhất là khi dự báo về mức giá nhà ở vẫn còn có thể "phi mã" nhanh trong năm 2022.

Tại Hà Nội, căn hộ chung có mức giá hơn 1 tỷ đồng được xếp vào hiếm. Thậm chí, nhiều người chọn phương án di chuyển ra vùng ven để tìm kiếm căn hộ giá mềm nhưng cũng vẫn khó. Anh Đức Thành, một khách hàng có nhu cầu tìm nhà tại khu vực phía Tây Hà Nội, vùng sát Quốc lộ 32 chia sẻ, hàng tháng trời, anh lên các trang mạng rao bán và nhờ cả môi giới tìm kiếm nhưng vẫn chưa thể mua được căn hộ chung cư quanh ngưỡng giá 1,2 tỷ đồng.

Giá nhà vẫn tăng trong khi số tiền anh để dành mua nhà không theo kịp đà "phi mã" của thị trường bất động sản. Anh Thành lo lắng, nếu giá nhà cứ giữ đà tăng như thế này thì anh xác định sẽ phải "cày" thêm vài năm nữa mà vẫn lo không biết có đủ để hiện thực hóa giấc mơ an cư không.

Tương tự như Hà Nội, giá nhà đất tại TP Hồ Chí Minh cũng tiếp tục leo thang. Điển hình, khu vực trung tâm, giá đất đang bị đẩy lên một mức mới. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), điều này cũng khiến các chủ đầu tư khó tạo lập được quỹ đất và ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở.

Trên thị trường bất động sản, các loại hình, phân khúc đều có tính chất "bình thông nhau". Khi loại hình hay phân khúc này bị ảnh hưởng thì các loại hình, phân khúc khác cũng chịu tác động tương tự. Bất động sản TP Hồ Chí Minh có nguy cơ bị đẩy giá sau cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua - ông Châu dẫn chứng.

Ông Lê Hoàng Châu đánh giá, trước cảnh báo về nguy cơ lạm phát, theo quy luật, bất động sản vẫn sẽ là kênh trú ẩn an toàn cho một bộ phận người giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi giá bất động sản tăng sẽ làm giảm cơ hội mua nhà của người lao động có thu nhập thấp và trung bình.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định, sang năm 2022, xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng ở mức cao vì nguồn cung yếu do thủ tục đầu tư vẫn chưa được tháo gỡ triệt để và lực cầu đang được duy trì, thậm chí có thể mạnh hơn.

Đánh giá thị trường dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô, các chuyên gia của Công ty DKRA Việt Nam cho rằng, yếu tố như nguy cơ lạm phát, kinh tế phát triển mạnh trở lại sau dịch khiến mức dự báo GDP năm 2022 lên mức 6,5 - 7,5% cũng tạo áp lực tăng giá bất động sản trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.